Tìm đọc một bài thơ viết về trẻ

Admin
Tìm đọc một bài thơ viết về trẻ em. - loigiaihay.com

Đề bài

Phương pháp giải

Em tìm đọc một bài thơ viết về trẻ em qua sách báo, internet,….

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Em tìm đọc một bài thơ viết về trẻ em qua sách báo, internet,….

Ví dụ:

Bài thơ 1:

Trẻ em như búp trên cành

Trẻ sinh ra ở trên đời

Em thì sung sướng, em thời khổ đau

Như chồi mới nhú trên cây

Búp non dựa gốc biết đâu kén tìm

Trên đường phát triển lớn khôn

Cành, lá biết dồn dinh dưỡng bón chăm

Biết ngăn, bảo vệ cho mầm

Ăn đầy đủ chất, tinh thần an yên

Ngủ say, giấc ngủ thần tiên

Biết nghe sai, đúng ít phiền mẹ cha

Học từ gần đến nơi xa

Hành trang tri thức đơm hoa mỗi ngày

Là niềm mong ước xưa nay

Ngoan, tài như bác nhắc ta đồng hành:

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

(Nguyễn Đình Hưng)

Bài thơ 2:

Nhớ ghi vâng lời

Trẻ em đang tuổi thiếu nhi,

Em vui siêng học nhớ ghi vâng lời.

Như là chồi biếc non tươi,

Búp măng đất nước sáng ngời khắc ghi.

Trên trời mây trắng thầm thì,

Cành hoa rực rỡ mỗi khi nắng vàng.

Biết chơi siêng luyện nhẹ nhàng,

Ăn ngon mặc đẹp sẵn sàng sẻ san.

Ngủ ngon đầy đủ bình an,

Biết làm việc tốt ngập tràn yêu thương.

Học siêng yêu quý mái trường

Hành trang tu dưỡng nêu gương yêu đời.

Là thiếu nhi chẳng ham chơi,

Ngoan hiền thảo nghĩa cho đời tươi xanh.

Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan.

(Dương Quốc Nam)

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :Đọc bài văn kể lại câu chuyện và các chi tiết kể sáng tạo (A, B) dưới đây, sau đó thực hiện yêu cầu. Nếu hay dọc truyện phiêu lưu, có lẽ bạn sẽ thích câu chuyện Một chuyến phiêu lưu của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoà. Chuyện kể rằng, một hôm, mèo nhép rủ chuột xù sang sông chơi, nhưng chuột xù từ chối. Mèo nhép khăng khăng muốn đi nên chuột dành đồng ý vì không nỡ để bạn mạo hiểm một mình. Hai bạn nhờ bác ngựa đưa sang sông. A Chuột xù nói: – Bác ngựa bảo nguy hiểm lắm. Mèo nhép hứ một cái: – Cậu không đi thi thôi, tớ đi một mình. Đồng cỏ bên kia sông quả là một thế giới xanh tuyệt đẹp! (A) Thích chí, mèo nhép nhảy nhót khắp nơi, mặc dù chuột xù đã cảnh báo rằng trong bụi cỏ có hang rắn. Y như chuột lo ngại, rắn bị phá giấc ngủ, tức giận quăng mình về phía mèo nhép. Chuột xu vội nhảy từ mỏm đá xuống mình rắn để cứu bạn. Rắn tối sầm mặt mũi, còn chuột tế văng ra. May thay, bác ngựa kịp thời chạy đến cứu hai ban. Trên lưng bác ngựa trở về, thấy chuột xù nằm thiêm thiếp, mèo nhép cứ sụt sịt, nước mắt rơi ướt lông chuột xù. Mèo không để ý, miệng chuột đang mỉm lại do cố nén cười. Câu chuyện thật thú vị và hài hước. Mèo nhép dã có bài học quý giá về việc phải biết lắng nghe người khác để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh. B Cả phủ kín cánh đồng như một tấm thảm xanh mát. Cây cối cũng xanh mướt như ngày nào cũng được gọi rửa. Không gian ngai ngái mùi cỏ thơm, thật dễ chịu! a. Bài văn trên kể lại câu chuyện gì? b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu ý chính của mỗi phần. c. Mỗi chi tiết sáng tạo A, B được bổ sung vào phần nào của bài văn? d. Tìm nội dung phù hợp với mỗi chi tiết sáng tạo A, B. A. Sáng tạo thêm chi tiết tả cảnh. B. Sáng tạo thêm lời thoại cho nhân vật. Xem lời giải >>

Bài 2 :

Theo em, đoạn dưới đây có thể thay cho đoạn nào của câu chuyện?

Chuột xù lồm cồm bò dậy, thấy mèo nhép vẫn sợ hãi, run lập cập. Một lúc lâu, mèo nhép mới xấu hổ bảo:

– Bờ sông bên nhà mình cũng đẹp lắm. Chúng mình về thôi.

Bác ngựa và chuột xù cười phá lên. Mèo nhép cũng bẽn lẽn cười.

Xem lời giải >>

Bài 3 :Nêu những cách em có thể vận dụng để viết bài văn kể chuyện sáng tạo. Xem lời giải >>

Bài 4 :

Kể cho người thân nghe câu chuyện Một chuyến phiêu lưu với chi tiết em sáng tạo thêm.

Xem lời giải >>

Bài 5 :Tìm đọc một câu chuyện về thế giới tuổi thơ. Xem lời giải >>

Bài 6 :

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Chào các bạn. Tôi là chuột xù. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện phiêu lưu li kì của tôi và cậu bạn thân mèo nhép.

Hôm ấy là một ngày rất đẹp trời, chúng tôi đều muốn đi chơi. Tôi thì muốn chơi ở bên này sông, còn cậu bạn của tôi lại nằng nặc đòi đi chơi ở bên kia sông. Tôi vẫn nhớ lời dặn của bác ngựa là bên kia sông nguy hiểm lắm. Thế mà chẳng hiểu sao mèo nhép lại cứ muốn đi chơi ở dó. Cậu ấy quả là thích phiêu lưu. Nhưng phiêu lưu mà mất an toàn thì thật đáng sợ. Tôi cố gắng thuyết phục mèo nhép. Cậu ấy chẳng những không nghe mà còn chê tôi nhát. Cuối cùng, tôi đành chịu thua và đi theo cậu ấy vì không nỡ để cậu ấy mạo hiểm một mình.

Trên lưng bác ngựa trở về, tôi vẫn giả vờ nằm thiêm thiếp. Mèo nhép chắc là biết lỗi, cứ sụt sịt, sụt sịt, nước mắt rơi ướt cả bộ lông của tôi. So với lúc cậu ấy khăng khăng đòi sang sông chơi thì bây giờ trông cậu ấy thật quá khác biệt. Tôi phải cố nén cười. Cứ để cậu ấy ăn hận một lúc nữa, như thế mới có bài học chứ.

a. Các đoạn văn trên kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật nào?

b. Nhân vật đó dùng những từ ngữ nào để gọi mình và các nhân vật khác?

c. Những từ ngữ in đậm thể hiện điều gì? Chọn đáp án đúng.

A. Chuột xù không chắc chắn về suy nghĩ, cảm xúc của mèo nhép.

B. Chuột xù không chắc chắn về suy nghĩ, cảm xúc của mình.

C. Chuột xù dự doán được sự việc xảy ra tiếp theo.

D. Chuột xù thể hiện sự khách quan khi kể câu chuyện.

d. Cách kể chuyện trong các đoạn văn trên có gì khác với cách kể chuyện trong bài văn trang 11?

- Cách mở đầu câu chuyện

- Cách kể lại các sự việc trong câu chuyện

- Cách kết thúc câu chuyện

Xem lời giải >>

Bài 7 :Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện. - Câu chuyện được kể theo lời của nhân vật nào? Nhân vật kể chuyện xưng là gì? - Các sự việc trong câu chuyện được kể như thế nào theo cảm nhận của nhân vật? Xem lời giải >>

Bài 8 :

Chuẩn bị.

Xem lời giải >>

Bài 9 :Lập dàn ý. Gợi ý: Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.) Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách: – Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết). – Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em. – Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú ý cách xưng hộ, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm xúc phù hợp với nhân vật). Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,... về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện). Xem lời giải >>

Bài 10 :

Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 3, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.

Lưu ý:

- Khi thêm lời kể, tả, thêm lời thoại hoặc thay đổi cách kết thúc của câu chuyện, cần lựa chọn chi tiết sáng tạo hấp dẫn, thú vị và phù hợp với nội dung câu chuyện.

- Khi đóng vai kể chuyện, cần chọn cách xưng hô phù hợp và kể, tả sự việc theo đúng cảm xúc của nhân vật mà em đóng vai.

Một số đoạn văn tham khảo:

– Sáng tạo thêm chi tiết (lời kể, lời tả, hội thoại,...) cho câu chuyện.

Cánh đồng hoa

Ngồi tựa vào gốc cây, các bạn nhỏ ngước nhìn bầu trời. Trên bầu trời xanh biếc, muôn vàn dám mây như đang đùa giỡn, trông thật vui nhộn. Một cụm mây bỗng tách ra, nhìn giống bông cúc trắng khổng lồ. Rồi một cụm máy nữa, trông giống đoá quỳnh tinh khôi. Những “bông hoa mây” cứ bồng bềnh, bồng bềnh, khiến Mư Hoa phải bật dậy reo lên: “Các cậu có thấy bầu trời như một vườn hoa không?".

–Thay đổi cách kết thúc của câu chuyện.

Thanh âm của gió

Bố bảo mới nghe chúng tôi kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi. Bố hẹn chúng tôi ngày mai dậy sớm chạy ra bờ suối nghe xem gió nói điều gì. Thế là chúng tôi tưởng tượng ra bao nhiêu tiếng gió mà bố có thể nghe được. Tiếng gió cứ lao xao, lao xao đưa chúng tội vào giấc ngủ lúc nào không hay.

- Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện.

Ông lão đánh cá và con cá vàng

Đang bơi lội tung tăng trong làn nước xanh mát, bằng nhiên tôi bị cuốn phăng di. Tôi hốt hoảng nhận ra mình dã mắc vào một tấm lưới và bị nhấc bổng lên khỏi mặt nước. Trước mắt tôi là một ông lão có nét mặt khắc khổ. Ông nhìn tôi với vẻ thất vọng, có lẽ vì trong lưới chỉ có mỗi mình tôi.

Xem lời giải >>

Bài 11 :Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện đã học ở chủ điểm Thế giới tuổi thơ. Đề 2: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở một nơi em đã từng đến hoặc nhìn thấy qua tranh ảnh, ti vi,... Xem lời giải >>

Bài 12 :

Hai đoạn văn dưới đây có gì giống và khác với hai đoạn văn có nội dung tương tự trong bài đọc Cậu bé và con heo đất (trang 36 – 37)?

Trong một lần theo ba lên thị xã, em mua được con heo đất. Con heo vừa ngộ nghĩnh vừa giữ được tiền nên bạn nào trong xóm cũng thích. Ít lâu sau, mỗi bạn đều mua một con và đua nhau để dành tiền tiết kiệm. Mỗi lần cho heo "ăn", em không quên lời má dặn, ghi chép số tiền vào một cuốn số.

Thời gian trôi qua, năm học mới sắp đến, bụng chú heo đất coi chúng đã đầy lắm rồi. Em định mổ heo, lấy tiền mua quần áo mới. Nhưng mấy ngày qua, xem ti vi, em thương các bạn vùng lũ lụt bị lũ cuốn trôi hết quần áo, sách vở, đồ dùng học tập,... Em liền xin ba mà đem số tiền trong bụng heo đóng góp cùng cô bác trong xóm hỗ trợ người dân vùng bị thiên tai.

Xem lời giải >>

Bài 13 :Em hãy đóng vai cô chủ tiệm tạp hóa, kể lại một đoạn trong bài đọc Cậu bé và con heo đất Xem lời giải >>

Bài 14 :

Hãy cho biết từ ngữ trong lời kể của em có những thay đổi gì so với câu chuyện trong bài đọc.

Xem lời giải >>

Bài 15 :Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nghĩ mãi, Hải chợt giật mình nhớ lại hôm mua con heo đất. Hôm đó, em chọn đi chọn lại, cuối cùng, thích con heo trên mặt quầy tạp hoá hơn mấy con trong quầy nên lấy nó. Lở con heo đó là của con cô chủ tiệm vô ý để trên mặt quầy thì sao? Hải vội đi tìm ba và kể lại chuyển số tiền trong con heo đất dư ra gần ba trăm nghìn. Ba hỏi: "Vậy, con tính sao?". Hải níu tay ba: "Chủ nhật này, ba chở con lên thị xã nha Con phải trả lại tiền cho cô chủ tiệm tạp hoá.". Trong đoạn văn có những chi tiết nào khác với đoạn văn trong bài đọc ? Xem lời giải >>

Bài 16 :

Người viết sáng tạo thêm những chi tiết ấy nhằm mục đích gì

Xem lời giải >>

Bài 17 :Vì sao có thể nói những chi tiết ấy không làm thay đổi nội dung chính của câu chuyện? Xem lời giải >>

Bài 18 :

Chọn 1 trong 2 đề sau:

1, Kể sáng tạo một đoạn câu chuyện Hoa trạng nguyên (trang 42 – 43) bằng cách bổ sung một số câu tả cảnh hoặc nêu cảm nghĩ của nhân vật.

2, Kể sáng tạo một đoạn câu chuyện Những chấm nhỏ mà không nhỏ (trang 33 – 34) bằng cách bổ sung một số câu tả tấm bản đồ hoặc nêu cảm nghĩ của nhân vật.

Xem lời giải >>

Bài 19 :Đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (1) Sáng Chủ nhật, tiệm tạp hoá của cô Thị vừa mở của đã có khách. Đó là hai cha con một cậu bé từ xa đến. Thấy cô chủ tiệm mở của, cậu bé đi vào, lễ phép chào rồi lấy ra một cái phong bì. Cậu bé đưa cái phong bị cho cô chủ tiệm, ấp úng: “Cô ơi! Tiền này không phải của con". Cô chủ ngạc nhiên nhìn hai cha con. Người cha giải thích một hồi, cô mới hiểu đầu đuôi câu chuyện. Thì ra, chuyện là thế nào... (2) Thế rồi một buổi sáng, tiệm tạp hoá có hai vị khách ghé thăm. Đó là Hải được ba đưa đến tận nơi để trả lại số tiền không phải của em. Cô chủ tiệm rất cảm động vì chuyện xảy ra đã rất lâu mà cậu bé vẫn còn nhớ. Cô càng cảm động hơn nữa khi được biết Hải sẽ đem toàn bộ số tiền tiết kiệm ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt. Cô đưa thêm mấy trăm nghìn, nhờ Hải giúp cô gửi đến đồng bào bị thiên tai. Hai cha con cảm ơn có, rồi ra về để còn kịp đóng góp thêm với cô bác trong xóm.  Hãy so sánh đoạn văn (1) với đoạn mở đầu của bài đọc Cậu bé và con heo đất. Cách mở đầu mới này có gì khác với cách mở đầu trong bài đọc? Xem lời giải >>

Bài 20 :

Hãy so sánh đoạn văn (2) với đoạn kết thúc của bài đọc Cậu bé và con heo đất. Cách kết thúc mới này có gì khác với cách kết thúc trong bài đọc?

Xem lời giải >>

Bài 21 :Vì sao có thể nói việc thay đổi cách mở đầu hoặc kết thúc câu chuyện không làm thay đổi nội dung chính của câu chuyện? Xem lời giải >>

Bài 22 :

Chọn 1 trong 2 đề sau:

1, Thay đổi cách mở đầu câu chuyện trong bài đọc Những chấm mà không nhỏ (trang 33 – 34)

2, Chọn một bài đọc mà em đã học ở lớp 5 và thay đổi cách kết thúc câu chuyện trong bài đọc đó.

Xem lời giải >>

Bài 23 :Chọn 1 trong 2 đề sau: 1, Viết bài văn tả một cảnh đẹp quê hương em. 2, Kể sáng tạo câu chuyện trong một bài đọc mà em đã học ở lớp 5 bằng cách Xem lời giải >>

Bài 24 :

Chọn 1 trong 2 đề sau:

1, Kể sáng tạo câu chuyện Một sáng thu xưa (trang 65 – 66).

2, Kể sáng tạo một câu chuyện em đã đọc ở nhà về thiếu nhi.

Xem lời giải >>

Bài 25 :Trả bài viết kể chuyện sáng tạo Xem lời giải >>

Bài 26 :

Hãy trình bày bằng sơ đồ tư duy các biện pháp kể chuyện sáng tạo.

Xem lời giải >>

Bài 27 :Kể lại đoạn kết câu chuyện Những con hạc giấy (trang 78 – 79) theo tưởng tượng của em. Xem lời giải >>

Bài 28 :

Đọc và xác định các phần mở đầu, diễn biến, kết thúc của truyện sau dựa vào gợi ý:

Ba lưỡi rìu

Ngày xưa có một anh tiều phu rất nghèo. Gia tài của anh chỉ có một chiếc rìu sắt.

Sáng ấy, như thường lệ, anh vác rìu vào rừng kiếm củi. Vừa chặt được vài nhát thì rìu gãy cán, lưỡi rìu văng xuống sông. Anh tiểu phu buồn rầu: “Ta chỉ có một chiếc rìu để kiếm sống, giờ đã mất. Ta biết sống sao đây!". Nghe lời than của anh tiều phu, tiên ông biến thành một cụ già, hiện lên an ủi:

– Con đừng buồn! Ta sẽ giúp con.

Nói rồi, cụ già lặn xuống sông. Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc. Cụ già hỏi:

– Lưỡi rìu này là của con phải không?

– Thưa cụ, lưỡi rìu này không phải của con.

Cụ già lại lặn xuống sông. Lần thứ hai, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng và hỏi:

– Chắc lưỡi rìu này là của con?

– Thưa cụ, lưỡi rìu này cũng không phải của con.

Cụ già lại lặn xuống sông lần nữa. Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. Vừa nhìn thấy lưỡi rìu, anh mừng rỡ:

– Đây đúng là lưỡi rìu của con!

Cụ già từ tốn:

– Con là người trung thực! Vì thế phần thưởng của con là cả ba lưỡi rìu này.

Nói xong, cụ già biến mất. Từ đó, anh tiều phu sống sung túc.

Xem lời giải >>

Bài 29 :Đọc đoạn văn kể lại một sự việc trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu” của bạn Hạnh Nguyên và thực hiện yêu cầu: Cụ già lại lặn xuống sông lần thứ ba. Một lát sau, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. Vừa nhìn thấy lưỡi rìu cũ kĩ, anh mừng rỡ, reo lên: – Thưa cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con! Nhìn anh tiều phụ, cụ già thầm nghĩ: “Chàng trai này quả đúng là người thật thà!". Cụ già vuốt chòm râu, mỉm cười hài lòng: – Con là người trung thực! Vì thế, ta thưởng cho con cả ba lưỡi rìu này. Anh tiểu phu cúi xuống, đưa hai tay đón lấy ba lưỡi rìu và cúi đầu cảm ơn ông. Lúc anh ngẩng lên, cụ già đã biến mất. Hạnh Nguyễn a. Bạn Hạnh Nguyên chọn kể sự việc nào? b. Tìm những chi tiết bạn Hạnh Nguyên đã viết thêm vào khi kể sự việc đó. - Tả đặc điểm của người, vật. - Kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật. - Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện. - ? c. Cùng bạn trao đổi: – Những chi tiết viết thêm có tác dụng gì? – Những chi tiết đó có làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện hay không? Xem lời giải >>

Bài 30 :

Cùng bạn trao đổi:

a. Nếu viết đoạn văn kể một sự việc trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu”, em sẽ chọn kể sự việc nào?

b. Khi kể sự việc đó, em sẽ thêm vào những chi tiết nào để đoạn văn sinh động, hấp dẫn hơn?

Xem lời giải >>

Admin

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)