Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ | Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

Admin
Bài viết hướng dẫn Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tập một được BUTBI biên soạn gửi đến các bạn!

Bài viết hướng dẫn Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tập một được BUTBI biên soạn giúp các bạn chuẩn bị tốt cho tiết học Ngữ Văn sắp tới trên lớp. Theo dõi ngay sau đây!

soan-bai-chu-bau-len-nha-tho

Tham khảo thêm bài viết:

  • Soạn bài Yêu và đồng cảm
  • Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 86
  • Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

1. Tác giả văn bản Chữ bầu lên nhà thơ

soan-bai-chu-bau-len-nha-tho-1
Tác giả Lê Đạt

– Lê Đạt (1929 – 2008) tên thật là Đào Công Đạt, quê Á Lữ, Bắc Giang. Ông tham gia vào phong trào Nhân Văn Giai Phẩm vào những năm 50 rồi sau đó vắng bóng trên văn đàn suốt 30 năm. 

– Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

– Lê Đạt chủ trương đường lối thơ “tạo sinh” – Thơ cần phải dựa vào “ý tại ngôn ngoại”, phải cô đúc, đa tầng, đa nghĩa và đa ngã (Phỏng theo nhà phê bình Thụy Khuê). 

– Thơ ông giàu nhạc điệu; cách tân, nhiều sáng tạo; phảng phất nhiều điển cố văn học và lịch sử; chất chứa vô vàn những lối “chơi chữ” tạo hình đầy hóm hỉnh, đòi hỏi trình độ thưởng thức cao ở độc giả.

– Những tác phẩm đã xuất bản:

  • Bài thơ trên ghế đá (chung cùng với Vĩnh Mai, 1958)
  • 36 bài thơ tình (chung cùng với Dương Tường, 1990)
  • Thơ Lê Đạt, Sao,…

2. Tìm hiểu tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

a) Thể loại: Nghị luận văn học

b) Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Văn bản được trích ở trong Đối thoại với đời và thơ

c) Phương thức biểu đạt: Nghị luận

d) Tóm tắt:

Văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của tác giả Lê Đạt đã nêu lên những quan niệm về một nhà thơ chân chính. Cái để làm nên một nhà thơ không phải là danh xưng mà người đời đặt cho họ mà là do tự thân những con chữ họ làm nên. Vì vậy, sáng tác thơ cần phải dồn hết tâm trí dùi mài, lao động chữ, tạo ra được thứ ngôn ngữ độc đáo thể hiện phong cách riêng của chính người nghệ sĩ.

e) Bố cục

Chia văn bản thành 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu → “về hóa trị”: Quan niệm về chữ trong thơ của tác giả.
  • Phần 2: Tiếp theo → “cuộc bỏ phiếu của chữ”: Hai quan điểm về làm thơ.
  • Phần 3: Phần còn lại: Trách nhiệm của nhà thơ chân chính

f) Giá trị nội dung:

– Trình bày quan điểm, ý kiến của tác giả Lê Đạt về nhà thơ chân chính

– Bày tỏ quan điểm của tác giả Lê Đạt về nhà thơ thực thụ là nhà thơ cần phải biết nỗ lực, lao động, cố gắng chứ không phải chỉ phụ thuộc vào những cảm xúc bộc phát trời cho.

h) Giá trị nghệ thuật:

– Các lí lẽ, dẫn chứng đưa ra đầy thuyết phục, chính xác.

– Lập luận sắc bén, rõ ràng

II – Đọc hiểu | Soạn bài Yêu và đồng cảm Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống Tập 1

1. Trước khi đọc

Câu 1 (Trang 82, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Trong hình dung của em thì nhà thơ phải là người như thế nào? em có cho rằng việc làm thơ gắn liền cùng với những phút cao hứng, “bốc đồng”.

Lời giải chi tiết:

Những hình dung về nhà thơ:

– Là những người tri thức, có vốn từ ngữ phong phú.

– Là những người giàu trí tưởng tượng, có một tâm hồn mộng mơ.

– Là người luôn quan tâm tới những vấn đề cuộc sống, về con người và cả mọi thứ xung quanh.

– Việc làm thơ với những phút cao hứng, phút “bất đồng” là việc không thể không có, sáng tác thơ thường dựa vào cảm hứng bất chợt và ngắn ngủi; không phải lúc nào tác giả cũng có cảm hứng để viết lên một bài thơ hay.

Câu 2 (Trang 82, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Em nhớ hoặc thích định nghĩa nào về thơ, nhà thơ hay là công việc làm thơ?

Lời giải chi tiết:

– Thơ là “một hình thức nghệ thuật” sử dụng từ, sử dụng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như là tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức logic nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc và người nghe.

– Nhà thơ là một danh hiệu cao quý với người làm thơ, khi mà thơ ca của người đó phục vụ cho Chân – Thiện – Mỹ, cho ánh sáng xua tan đi bóng tối, cho lương tâm, trí tuệ và tiến bộ cũng như niềm hạnh phúc của con người.

2. Trong khi đọc

Câu 1 (Trang 82, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Liệu tác giả có nhầm lẫn không khi viết “ý tại ngôn tại”?

Lời giải chi tiết:

Tác viết “ý tại ngôn tại” không nhầm, ở đây, tác giả muốn nói tới ngôn ngữ trong văn chương không giống với ngôn ngữ thơ. “Ý tại ngôn tại” là ý ở trên mặt chữ, đọc chữ có thể hiểu được luôn ý nghĩa câu văn, nhưng câu chữ ở trong thơ thì không thể hiểu nghĩa mặt chữ mà cần phải hiểu cả nghĩa ẩn sâu bên trong của nó.

Câu 2 (Trang 82, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: “Nghĩa tiêu dùng” và “nghĩa tự vị” | Hai cụm từ này có diễn đạt cùng một ý hay không?

Lời giải chi tiết:

– “Nghĩa tiêu dùng” là nghĩa hay sử dụng hàng ngày khi giải nghĩa các từ; “nghĩa tự vị” là nghĩa ở trong từ điển.

– Hai cụm từ này đều sử dụng để cùng diễn đạt một nghĩa, ý nói khi nghĩa các từ thường được lấy ở trong từ điển, dùng nghĩa mà người ta biết.

Câu 3 (Trang 83, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Tác giả “rất ghét” hay “không mê” những điều gì? Ngược lại, ông “ưa” đối tượng nào? Em có nghĩa mình đã hiểu đúng về điều tác giả muốn nói?

Lời giải chi tiết:

– Tác giả “rất ghét” quan niệm: Các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm vậy nên cũng lụi tàn và “không mê” những nhà thơ thần đồng, những người sống bằng vốn trời cho.

– Tác giả “ưa” các nhà thơ chăm chỉ làm việc trên cánh đồng giấy, tích góp từng câu, từng hạt chữ.

– Em nghĩ rằng mình đã hiểu đúng những điều mà tác giả muốn nói.

Câu 4 (Trang 84, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: “Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy thì lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?

Lời giải chi tiết:

Một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa khi họ đã không còn chăm chỉ làm việc ở trên những trang giấy nữa, hay là khi họ thất bại trong “cuộc bầu cử chữ” đầy khắc nghiệt.

3. Sau khi đọc

Câu 1 (Trang 85, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Vấn đề chính được bàn luận ở trong văn bản này là gì? 

Lời giải chi tiết:

Vấn đề chính được bàn luận ở trong văn bản này là vai trò của ngôn ngữ, của chữ đối với các nhà thơ, làm nổi bật quan niệm về nghề thơ của chính tác giả.

Câu 2 (Trang 85, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Hãy tìm trong văn bản một câu để có thể nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Câu văn nêu bật được ý cốt lõi ở trong quan niệm về thơ của tác giả: 

“Dẫu có theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.”

Câu 3 (Trang 85, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Trong phần 2 của văn bản, tác giả đã tranh luận với 2 quan niệm khá phổ biến:

– Thơ gắn liền cùng với những cảm xúc bột phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần phải cố gắng.

– Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ cùng với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn.

Những lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu lên trong bài đã thực sự thuyết phục chưa? Hãy nói rõ ý kiến của em.

Lời giải chi tiết:

– Những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả đưa ra trong bài đã có sự mạch lạc, có thể thuyết phục được người đọc nhưng vẫn chưa thật sự làm nổi bật hai quan niệm trên.

– Tác giả có thể đưa thêm ra những bằng chứng về một số nhà thơ tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam, so sánh cùng với các nhà thơ nước ngoài để làm rõ hơn về hai quan niệm trên, điều này tạo thêm sức thuyết phục với người đọc.

Câu 4 (Trang 85, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Tác giả không trực tiếp định nghĩa về khái niệm chữ. Dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản, em hãy thử thực hiện công việc này.

Lời giải chi tiết:

– Chữ không chỉ được hiểu đơn giản là vỏ âm thanh, là công cụ để biểu đạt quan niệm của người viết mà đó còn là ngôn ngữ được tổ chức, sử dụng một cách nghệ thuật trong bài viết.

– Chữ trong bài thơ cần phải có sự tương quan, liên kết cùng với các câu thơ, phải có độ vang, sức gợi cảm, gợi được sự hứng thú với người đọc và truyền tải được tiếng lòng nhà thơ.

Câu 5 (Trang 85, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Em có ý kiến gì về luận điểm: “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ”? Nếu tán đồng cùng với tác giả Lê Đạt, em hãy đưa ra một ví dụ để minh họa.

Lời giải chi tiết:

– Em đồng ý với luận điểm của tác giả Lê Đạt.

Ví dụ: Những câu chữ ở trong một số bài thơ như Thu hứng của Đỗ Phủ, Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử,… đều không chỉ được hiểu ở “nghĩa tiêu dùng” mà chữ ở trong các bài thơ này còn có âm vang và nhịp điệu giúp truyền tải tiếng lòng của nhà thơ.

Câu 6 (Trang 85, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Bài viết của Lê Đạt đã giúp em hiểu thêm gì về hoạt động sáng tạo thơ ca?

Lời giải chi tiết:

Những hiểu biết của em về hoạt động sáng tạo thơ ca được rút ra từ văn bản:

– Hoạt động sáng tạo thơ ca là một con đường gập ghềnh nhiều khó khăn, một quá trình dài và gian khổ.

– Muốn sáng tạo thơ ca thì cần phải biết chữ và hiểu chữ, hiểu theo “ý tại ngôn ngoại” và phải có nhịp điệu, có sự gợi cảm và thu hút người đọc.

– Hoạt động sáng tạo thơ ca gắn liền cùng với những cảm xúc “bộc phát” ngắn ngủi hoặc dựa vào năng khiếu cùng sự trau dồi kiến thức của nhà thơ.

4. Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu lên suy nghĩ về một nhận định mà em thấy tâm đắc trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của tác giả Lê Đạt.

Lời giải chi tiết:

Bài văn mẫu:

Trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ”, tác giả Lê Đạt đã đưa ra quan niệm: “Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ”. Thật vậy! Một nhà thơ chân chính được đánh giá không phải bởi vì những danh xưng mà người đời đặt cho họ mà bởi chính những con chữ họ tạo nên trên hành trình “cày cuốc trên cánh đồng giấy”. Con đường thơ bao gồm rất nhiều con đường riêng khác nhau và số phận của mỗi nhà thơ chỉ có thể tồn tại khi họ lựa chọn và đi trên con đường của riêng mình. Để tạo được cái riêng ấy, nhà thơ cần phải lao động, phải suy nghĩ, phải băn khoăn trăn trở cùng những con chữ, dồn nén tình cảm, tâm huyết của mình trong từng con chữ. Như vậy, những bài thơ được viết ra mới có sức gợi cảm, mới khơi được ở người đọc sự đồng cảm và để lại được những dấu ấn phong cách riêng. Một nhà thơ có tồn tại lâu bền trong nhận thức độc giả hay không phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm, ý chí người nghệ sĩ trên chính con đường thơ của mình. 

Trên đây là bài hướng dẫn Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 BUTBI đã biên soạn để gửi tới các bạn. Hãy tham khảo thật kĩ và chuẩn bị bài soạn của mình thật tốt cho tiết học sắp tới trên lớp nhé! 

Admin

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)