BÀI VĂN PHÂN TÍCH KHỔ 2 BÀI THƠ “VỘI VÀNG” XUÂN DIỆU
Thơ Mới là thời kì giải phóng cái tôi, để quan niệm phi ngã trong văn chương trung đại không còn là chiếc cũi giam chật hẹp gò ép người nghệ sĩ, ở thời kì này người nghệ sĩ như cánh chim được tự do tung bay, tháo túi sổ lồng. trong số ấy thì Xuân Diệu với bộ ý phục tối tân của mình đã trở thành đại biểu tiêu biểu nhất, là nhà thơ Mới nhất trong các nhà thơ Mới. Và “Vội Vàng” chính là một trong những bài thơ đặc sắc nhất về phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu, một hồn thơ thiết tha rạo rực băn khoăn như Hoài Thanh đã nhận xét. Đặc biệt khổ thơ thứ 2 từ “của ong bướm...hoài xuân” đã bộc lộ những quan niệm thẩm mĩ và nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu về cuộc đời.Nếu ở khổ thơ thứ nhất, Xuân Diệu ước ao thâu nhận, tắt nắng, buộc gió, muốn đoạt quyền năng tối thượng của tạo họa thì đến khổ thơ thứ 2 này, nhà thơ đã lí giải cho người đọc lí do vì sao ông tiếc nuối khi muốn tắt nắng, buộc gió:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới ngoài xuân.”Bức tranh thiên nhiên, cảnh vật mùa xuân thật tươi đẹp, ngọt ngào xuân sắc, rạo rực xuân tình. Bức tranh mùa xuân hiện lên trong sáng, tràn đầy sức sống, thanh tân, trẻ trung, ngập tràn ánh sáng niềm vui, có sắc màu sức sống mơn mởn, non tơ thanh khiết của những hoa đồng nội xanh rì, của cành tơ phơ phất. không chỉ vậy, âm thanh trong bức tranh thiên nhiên đang xuân ấy còn rộn ràng, ríu rít trong tiếng chim hót vui tươi. Ngọt ngào trong vị ngọt của “ong bướm này đây tuần tháng mật”, ngào ngạt hương của mây trời, cỏ cây hoa lá. Tất cả những nét vẽ của Xuân Diệu đã tạo nên vườn xuân đắm say, quyến rũ được nhìn bằng cặp mắt xanh non và rờn biếc của chàng trai trẻ như lần đầu tiên đến thế giới này. Và đây mới chính là cái tôi Xuân Diệu, một cái tôi tha thiết, rạo rực ái ân, rạo rực những yêu thương mãnh liệt, mật ngọt của tình yêu tuổi trẻ, vậy nên chỉ có Xuân Diệu mới có những so sánh đặc sắc và đầy tính nhục thể như vậy:
“Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần.
Này đây ánh sáng chớp hàng mi.”Nếu trước đây trong thơ ca trung đại lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người thì đến thơ Mới Xuân Diệu một lần nữa minh chứng cho ta thấy điều ngược lại, thiên nhiên, cảnh vật cũng được so sánh với con người, những dáng vẻ và những nét đẹp của con người “hàng mi”, rồi những so sánh rất gợi tính nhục thể “cặp môi gần” rất gợi cảm giác của tình yêu. Vì thế, bức tranh xuân không chỉ có hương thơm và màu sắc mà còn chất đầy bầu máu yêu thương khát khao của Xuân Diệu, ngập tràn xuân sắc, rạo rực xuân tình, cái đẹp của cuộc đời được hình tượng qua tuổi trẻ và tình yêu.
Để qua đấy nhà thơ bộc lộ những quan niệm mới mẻ của về cái đẹp: cái đẹp phải thấm hương đượm sắc, ngọt trong vị, đậm trong hương. Nét mới của cái tôi thơ Mới chính là ở đó. Quay trở lại một chặng đường dài thơ ca về trước, thì ta thấy rằng các nhà thơ trung đại thường quan niệm cuộc đời như một cuộc bể dâu, một giấc mộng kê thôi hay “Trải qua bao cuộc bể dâu- Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, đó chính cuộc đời là cuộc bể dâu. Còn cũng cùng là trong thời kì thơ Mới, nếu Thế Lư tìm cái đẹp ở trên thiên thai với “Tiếng sáo thiên thai” nếu như Huy Cận tìm đến với cái đẹp ở xa trong không gian, cái đẹp của cổ điển; Chế Lan Viên tìm cái đẹp ở xưa trong thời gian mà giờ chỉ còn alf một đống điêu tàn đổ nát thì Xuân Diệu-chàng thi sĩ của xuân và tình của chúng ta, lại tìm cái đẹp ở ngay mảnh đất hiện tại này, ngay trần gian tươi đẹp, ngập tràn xuân sắc, rạo rực xuân tình, cái đẹp thắm hương, đượm sắc. Như vậy, “với Thế Lữ thi nhân ta còn nuôi một giấc mộng rất xưa, giấc mộng lên tiên thì Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”. Với khổ hai này, “Xuân Diệu đã xây lầu thơ trên đất của một tấm lòng trần” ân ái, đa tình vậy nên ông mới khám phá ra được một thiên đường của vườn đời-vườn xuân ngay giữa thực tại này đó ư?
Nhưng một khổ thơ hay, không ngoại lệ, cái để làm quen là nhan sắc”hình thức nghệ thuật”. với bộ y phục tối tân của mình, Xuân Diệu đã làm mãn nhãn người đọc. Thể thơ tự do đan xen những câu văn dài hơi sung sức như chính tấm lòng nồng nàn yêu đời mãnh liệt của Xuân Diệu. Cách điệp cấu trúc “Này đây...của...” cũng chính là sự khẳng định mồng nhiệt và hăng say vẻ đẹp của mùa xuân trên mảnh đất thực tại, hay chính là muốn đề cao quyền riêng tư tính cá thể hóa cao độ, rất đúng với thời kì cái tôi được giải phóng trong thơ mới. Ngôn ngữ giàu sức gợi, những từ láy đầy sức biểu cảm đã góp phần làm nên thành công của đoạn thơ. Những hình ảnh thơ trẻ trung, tươi mới, táo bạo “ong bướm, tuần tháng mật, hoa đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, khúc tình si, thần Vui” đã góp phần cho thấy lòng yêu đời và ham sống bồng bột của Xuân Diệu.
Với tấm lòng yêu đời, yêu sống mãnh liệt Xuân Diệu đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp, ngọt ngào, quyến rũ và thanh tân trẻ trung bởi cặp mắt “xanh non và rờn biếc”. Đống thời thấy được tài năng của nhà thơ với bộ y phục tối tân của mình đã làm say đắm tâm hồn bao trái tim độc giả về màu xuân, về tình yêu.
Admin
Link nội dung: https://rolandroicalculator.eu/voi-vang-xuan-dieu-va-day-thon-vi-da-phan-tich-kho-2-1735389310-a5307.html