* BÀI PHÂN TÍCH 8 CÂU THƠ ĐẦU
Có một nhà thơ đã từng viết:
Xin tạm biệt đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ một nắm tro
Thơ gửi bạn đường, tro gửi đất,
Sống là cho và chết cũng là cho
Phải chăng, đó cũng là tâm nguyện của một người trọn đời đã hiến dâng
cho tổ quốc, cho Đảng và nhân dân? Nhà thơ đó không phải là ai khác chính
là nhà thơ Tổ Hữu – Lá cờ đầu của nền thi ca Việt Nam hiện đại. Mỗi thời kỳ
lịch sử đi qua, Tố Hữu đều để lại dấu ấn riêng mang đậm hồn thơ chính trị: Từ
ấy, Gió lộng, Máu và hoa... Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến bài
thơ Việt Bắc. Việt Bắc – quê hương của kháng chiến, cách mạng trong những
ngày đầu tiên của nền dân chủ cộng hoà đã trở thành biểu tượng của tấm
lòng gắn bó thuỷ chung với cách mạng, dân tộc. Có những mảnh đất tuy
không phải nơi chôn nhau cắt rốn nhưng vẫn không bao giờ phai mờ trong
tâm khảm. Bởi đó là máu thịt, là nơi ghi lại kỷ niệm đẹp nhất của một đời
người. Nhà thơ Tố Hữu đã ghi lại mối tình sắt son đậm đà “mười lăm năm ấy
thiết tha mặn nồng” trong bài thơ Việt Bắc, bằng tất cả cảm xúc nồng nàn của
một hỗn thơ dằm thắm thuỷ chung. Điều đó thể hiện rõ nhất qua đoạn thơ:
Mình về mình có nhớ ta
…………………………………
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Sau chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, tháng 10 năm 1954 các cơ quan
trung ương đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc, nơi đã che chở, nuôi
dưỡng cách mạng trong suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Từ chiến tranh đến hòa bình, miền núi về thành thị biết bao lưu luyến ân tình
về nơi đã đồng cam cộng khổ, những người đã cùng nhau “chia ngọt sẻ bùi”
nơi “chiến trường đi chẳng tiếc đơi xanh” khó khăn, cơ cực. Từ những xúc cảm
và sự kiện lịch sử ấy, Tố Hữu – người cán bộ cách mạng đã viết nên “Việt Bắc”
(năm 1946 – 1954) nhầm thể hiện những tình cảm chân thành, thủy chung
của mình với mảnh đất, con người đã gắn bó suốt “mười lăm năm ấy thiết tha
mặn nồng” khắc sâu tình đồng chí, nghũa đồng bào, lòng yêu nước, thương
dân. Hồn thơ Tố Hữu mang tính trữ tình chính trị sâu săc, luôn hướng đến cái
tôi tương lai với lẻ sống lớn, cuộc đời và niềm vui lớn. Vì vậy mà cái tôi trong
thơ của ông là cái tôi chiến sĩ – cái tôi công dân – cái tôi cộng đồng dân tộc.
Có lẻ cũng bởi vì tình cảm gắn bỏ quá sâu nặng với đồng bào Việt Bắc
mà giây phút chia tay giữa người ra đi, kẻ ở lại vô cùng chân thực:
Trang 1
Admin