Cách làm thơ bốn chữ đơn giản mà ai cũng có thể làm được

Thơ bốn chữ là một thể loại, một cách làm thơ được xuất hiện từ khi Phong trào thơ mới ra đời. Với cách làm thơ đơn giản cùng vần điệu bắt tai, thơ bốn chữ luôn được người nghe yêu thích. Sau đây, …

Thơ bốn chữ là một thể loại, một cách làm thơ được xuất hiện từ khi Phong trào thơ mới ra đời. Với cách làm thơ đơn giản cùng vần điệu bắt tai, thơ bốn chữ luôn được người nghe yêu thích. Sau đây, Blog Văn học trong tôi sẽ hướng dẫn tới bạn cách làm thơ bốn chữ đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể làm được.

  1. Bước 1: Chuẩn bị
    1. Xác định chủ đề
    2. Xác định nội dung 
    3. Xác định bố cục 
    4. Cảm nhận nhịp thơ
  2. Bước 2: Triển khai nội dung
    1. Vần điệu
    2. Từ ngữ
    3. Cách gieo vần
  3. Bước 3: Kiểm tra
  4. Lưu ý:
  5. Kết luận

Bước 1: Chuẩn bị

Đối với những người mới bắt đầu làm thơ bốn chữ. Trước khi tiến hành làm bất cứ bài thơ nào, bạn cũng cần phải chuẩn bị cho mình trước những bước đầu tiên. Có như vậy, khi làm thơ bốn chữ bạn sẽ không bị lan man và tránh đi những trường hợp bài thơ quá dài hoặc quá ngắn. Hãy bắt đầu công việc chuẩn bị bằng cách chuẩn bị một tờ giấy và những chiếc bút, hay bất cứ thứ gì mà bạn có thể ghi ra cho những ý tưởng của mình.

làm thơ bốn chữ

Xác định chủ đề

Điều đầu tiên để làm thơ bốn chữ đó là bạn phải xác định được chủ đề của tác phẩm mà mình sắp viết. Chủ đề đó có thể là bất cứ điều gì, có thể là một câu chuyện tình yêu, tình bạn, tình cảm gia đình,… Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu làm thơ, hãy chọn cho mình những chủ đề cụ thể và bó hẹp lại. Ví dụ như thay vì kể hẳn ra một câu chuyện tình dài ngoằng từ lúc mới quen nhau cho tới khi cãi vã xung đột và tới khi chia tay, hãy kể lại một phần của chúng, một khoảnh khắc khiến tim bạn bối rối chẳng hạn.

Xác định nội dung 

Sau khi đã xác định được chủ đề, khi làm thơ bốn chữ, bạn cần phải nêu rõ ra được nội dung trong bài thơ của bạn. Bạn muốn kể điều gì trong bài thơ của mình? Lấy ví dụ từ chủ đề một khoảnh khắc tình yêu bên trên, hãy xác định rõ ràng chi tiết hơn những gì sẽ xảy ra. Có thể đó là một ánh mắt, có thể đó là một hành động, một nụ cười,… Điều đó khiến cho cảm xúc lúc đó của nhân vật trong câu chuyện cảm thấy thế nào? Người đó đối diện với cảm xúc ấy thế nào?

Xác định bố cục 

Sau khi xác định xong nội dung, điều cuối cùng trong việc chuẩn bị làm thơ bốn chữ đó chính là cần phải xác định bố cục cụ thể. Một câu chuyện thường sẽ có ba phần chính: Mở đầu, thân và kết. Trong đó, phần thân sẽ chiếm dung lượng lớn nhất. Chính vì vậy, điều bạn cần làm đó chính là xác định điều mà bạn muốn truyền tải và lấy đó làm trung tâm của cả bài để triển khai, hãy đặt điều ấy vào thân bài để có thể làm rõ ý nghĩa của nó nhiều nhất có thể.

Vẫn là ví dụ về một khoảnh khắc tình yêu bên trên. Tới đây, bạn cần phải xác định xem bạn muốn nội dung chính của bài thơ là gì? Đó là vẻ đẹp của người đã khiến nhân vật chính đắm chìm, hay là cảm xúc của nhân vật chính? Sau khi tìm được điều ấy, bạn cần phải xoáy sâu vào để khai thác.

Tôi lấy ví dụ cho nội dung chính là vẻ đẹp của một người con gái đã khiến cho chàng trai say mê. Trước hết là phần mở đầu, thường được diễn ra ở 1 – 2 khổ thơ đầu tiên sẽ kể về thời điểm chàng trai đó gặp được cô gái, tiếp sau đó là khoảng từ 3 – 4 khổ nói về nội dung chính là vẻ đẹp của cô gái kia và cuối cùng là 1- 2 khổ cuối để nêu lên cảm xúc của chàng trai sau buổi gặp mặt hôm ấy. Tất nhiên, việc xác định bố cục trong giai đoạn này chỉ là tương đối vì theo dòng cảm xúc, có thể bạn sẽ viết ra nhiều hơn. Tuy vậy khi đã xác định được bố cục cũng như dung lượng mình cần viết, bạn sẽ dễ dàng tóm lược lại nội dung và tránh cho sự lan man không cần thiết.

Cảm nhận nhịp thơ

Đây là một việc rất quan trọng trong việc làm thơ bốn chữ, đặc biệt khi bạn chuẩn bị bắt tay vào viết bài. Thường thì sẽ rất ít nơi chỉ cho bạn bước này nhưng nó lại là tối quan trọng trong việc làm thơ. Việc một bài thơ khi đọc lên có hay được hay không là do bạn cảm nhận nhịp điệu của từng câu chữ. Cũng giống như viết một bài nhạc cũng vậy, bạn phải viết phần lời này sao cho có cùng nhịp với nhạc nền, nếu không mọi thứ sẽ trở nên hỗn loạn.

Việc cảm nhận nhịp thơ hoàn toàn không khó như vậy. Trái lại, điều này lại có thể được thực hiện khá dễ dàng. Nếu bạn chưa thể tự cảm nhận được nhịp, hãy đọc bất cứ một bài thơ bốn chữ nào, gạt bỏ lại hết phần chữ đi chỉ còn lại thanh sắc, đó là thứ bạn cần ngay lúc này. Hãy đừng lấy nguyên thanh sắc của bài thơ mà bạn tham khảo để viết một bài mới, điều này chẳng hay ho gì đối với một nhà thơ cả và thậm chí nó còn khá khó để thực hiện. Hãy chỉ đơn giản là cảm nhận nó bằng cảm xúc của mình, đó là cách làm thơ bốn chữ dễ dàng nhất.

làm thơ bốn chữ

Bước 2: Triển khai nội dung

Sau khi đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết. Giờ đây triển khai nội dung là một chuyện khá đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp, điều này tùy thuộc vào cảm xúc và suy nghĩ của bạn lúc đó. Dù là vậy, trong phần làm thơ bốn chữ này vẫn có một số điểm mà bạn cần phải chú ý:

Vần điệu

Như tôi đã nói ở bên trên, vần điệu là điều tối quan trọng, không chỉ trong việc làm thơ bốn chữ mà còn đối với mọi loại thơ. Bạn cần nên cảm nhận được vần điệu của cảm xúc, của bài thơ mình sắp viết. Có như vậy, bài thơ của bạn mới có sức hấp dẫn.

Ở đây, tôi sẽ chia sẻ các nhịp cơ bản của một bài thơ bốn chữ:

Đầu tiên là nhịp 1/3, nghĩa là khi đọc, từ đầu tiên của câu thơ sẽ được ngắt ra so với cả câu nhằm để nhấn mạnh tới chủ thể đang được nói tới.

Ví dụ: Em, có thấy nhớ?

Trong câu thơ trên, từ “Em” đã được ngắt ra bằng dấu “,”. Điều này khiến cho chủ thể “Em” được nhấn mạnh và gây được một điểm nhấn trong câu thơ.

Hay lấy một ví dụ khác: “Hoa, nở giữa trời”. Cũng như câu thơ trên, chủ thể “Hoa” ở đây được nhấn mạnh và gây nên sự chú ý với người đọc.

Tuy nhiên cẩn chú ý một điểm. Bạn không nhất thiết phải dùng dấu “,” để ngắt nhịp. Trong câu “Anh về chốn cũ”, vốn dĩ chủ thể “Anh” trong câu thơ này đã được ngắt ra và tách biệt so với “về chốn cũ”. Vậy nên cần phải xét tới yếu tố nhịp điệu và giọng điệu của cả bài để có thể tạo nên một câu thơ hoàn hảo nhất.

Tiếp theo là nhịp 2/2. Đây là một nhịp khá cơ bản và dường như có thể bắt gặp ở tất cả các câu thơ khi làm thơ bốn chữ.

Ví dụ: …Mùa thu lá vàng

Hương nồng hoa sữa

Lối về có đôi…

Trong ba câu thơ trên: Mùa thu/ lá vàng, Hương nồng/ hoa sữa, Lối về/ có đôi. Mỗi câu được ngắt ra thành hai phần 2/2 với một nửa để thể hiện chủ thể và một nửa để diễn tả chủ thể đó.

Trên đây là hai nhịp thơ chính của một bài thơ bốn chữ. Ngoài ra còn có thêm một số loại nhịp nữa như nhịp 1/2/1, 3/1 hay nhịp 4. Tuy nhiên, những nhịp này đa phần khá ít thấy và thường được dùng như một điểm chấm phá nên cần phải được sử dụng một cách hợp lý. Lựa chọn sử dụng nhịp thế nào còn phụ thuộc vào cả âm hưởng của cả bài thơ mà tác giả phải là người cảm nhận được chúng để cho ra đời được một bài thơ bốn chữ hay nhất.

Từ ngữ

Việc chọn lựa từ ngữ để sử dụng cũng quan trọng không kém, điều này sẽ phản ánh thể loại thơ và văn phong của bạn. Ví dụ cho thể loại thơ giả cổ, bạn sẽ nên sử dụng những từ ngữ mang âm hưởng xa xưa và chủ yếu là từ Hán Việt để đạt được hiệu quả cao nhất.

Ví dụ:

Mây hoa vọng nguyệt

Thanh cầm ngân vang

Rượu ngon cùng bạn

Bình chuyện nước non.

Nhưng đối với thể loại thơ đương đại viết về tình yêu, cuộc sống lại cần những từ ngữ tân thời, đổi mới.

Ví dụ: 

Hà Nội trở lạnh

Phố phường vắng tanh

Anh về lối cũ

Chỉ có một mình.

Cách gieo vần

Đa số các thể thơ đều có cách gieo vần chung. Việc gieo vần này sẽ giúp bài thơ của bạn trở nên hay và đặc sắc hơn. Trong thể loại thơ bốn chữ này, có hai cách gieo vần đang được sử dụng nhiều nhất, đó chính là gieo vần cuối và gieo vần đảo (Bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây)

Lấy ví dụ bên trên:

“Hà Nội trở lạnh

Phố phường vắng tanh.

…”

Đây là cách gieo vần cuối phổ biến mà chắc có lẽ không phải là nhà thơ nhưng ai cũng biết.

Ngoài ra còn một cách gieo vần khác, đó chính là vần đảo.

“…

Phố phường vắng tanh.

Anh về lối cũ

…”

Ở đây, vần “anh” thay vì đặt ở cuối câu đã được chuyển lên đầu. Cách gieo vần này sẽ giúp ngắt mạch gieo vần cuối và liên kết với câu thơ tiếp theo. 

Đây là hai cách gieo vần cơ bản của cách làm thơ bốn chữ mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng nó một cách dễ dành. Gieo vần hay sẽ thể hiện khả năng ngôn ngữ của bạn, khiến cho bài thơ có sức hút hơn đáng kể đối với người đọc.

Tuy nhiên, cần phải rõ ràng một điều, việc gieo vần chỉ là bước trang trí để hoàn thiện bài thơ của bạn. Muốn làm thơ bốn chữ hay, bạn cần phải đảm bảo về những điều cơ bản trước như bố cục và vần điệu. Có như vậy, bài thơ bốn chữ của bạn mới thực sự hay và hấp dẫn.

làm thơ bốn chữ

Bước 3: Kiểm tra

Sau khi đã hoàn thành tác phẩm của mình, điều đó không có nghĩa rằng bạn đã làm nên một bài thơ hay. Lúc này, cảm xúc dâng trào và vần điệu tuôn chảy trong suy nghĩ khiến cho những nhận định mang tính chủ quan trong bạn chiếm đa số. Nếu muốn nhanh chóng, hãy đọc nó cho một người thân hay một người bạn bất kì và hỏi họ về bài thơ ấy. Hoặc nếu bạn tạm thời chưa muốn công khai nó với bất kì ai, hãy tạm quên tác phẩm của bạn đi một thời gian, nhanh thì khoảng 1 tuần, chậm thì 1 tháng. Sau đó hãy đọc lại, lúc này, khi mà cảm xúc và vần điệu đã qua đi, bạn mới có thể đánh giá công tâm hơn về tác phẩm của mình.

Lưu ý:

Cần phải lưu ý rằng để làm nên một bài thơ, cảm xúc là rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn cần phải tiết chế cảm xúc của mình lại. Theo kinh nghiệm của tôi, một bài thơ hay bao giờ tỷ lệ cảm xúc và lý trí cũng phải gần như ngang bằng nhau ở ngưỡng 60/40 – 50/50 – 40/60. 

Khi cảm xúc lấn át đi lý trí, bài thơ của bạn sẽ có thể bị lan man, dài dòng và không đi đúng vào trọng tâm vấn đề chính. Thậm chí có khi vần điệu và từ ngữ còn trở nên hỗn loạn.

Trong khi đó, nếu quá nhiều lý trí, tác phẩm mà bạn viết ra sẽ là một sự dập khuôn sáo rỗng mà chẳng gây nên một chút cảm xúc nào cho người đọc.

Vậy nên, một bài thơ hay là một bài thơ cân bằng giữa cảm xúc và lý trí. Khi bạn có thể dung hòa được hai yếu tố này với nhau. Những áng thơ hay trong bạn sẽ tuôn trào đến bất tận.

làm thơ bốn chữ

Kết luận

Vậy là qua bài viết trên, Blog Văn học trong tôi đã hướng dẫn bạn cách làm thơ bốn chữ đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Ngoài ra, sẽ còn rất nhiều những bài viết hướng dẫn cách làm những thể thơ khác. Hãy đón đọc những bài viết sắp tới nhé!

Admin

Link nội dung: https://rolandroicalculator.eu/cach-lam-tho-bon-chu-don-gian-ma-ai-cung-co-the-lam-duoc-1735339840-a5142.html