Thơ hay về thiên nhiên và con người – Thơ cảnh đẹp hữu tình, an nhiên tự tại

Các bài thơ về thiên nhiên hữu tình và con người. Tập thơ nổi tiếng khen cảnh đẹp người đẹp, an nhiên tự tại (ngắn 2 câu, 4 chữ, lục bát,...)

Nhiều tác phẩm thơ về thiên nhiên kinh điển đã ra đời với nhiều thể loại và thể hiện đa dạng cung bậc cảm xúc. Mỗi bài thơ là nỗi niềm chất chứa, lời tâm sự của tác giả hoặc đơn giản là cách họ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước & con người.

Truy cập The Poet Magzine tại đây: https://rolandroicalculator.eu/ để theo dõi nhiều áng văn hay, bất hủ trong làng văn học Việt Nam.

Các bài thơ nổi tiếng về thiên nhiên

Các bài thơ về thiên nhiên nổi tiếng mang những xúc cảm riêng. Có lúc là sự rung cảm trước vẻ đẹp tự nhiên, đôi khi là nốt trầm xao xuyến hoặc một phút tĩnh lặng.  Bài thơ về vẻ đẹp thiên nhiên luôn mang lại cảm giác an yên, lạc quan và yêu đời.

1/ Mùa thu mới (Tác giả: Tố Hữu)

Ngày mỗi ngày, từng chiếc lá tre xanh

Đã mọc lên quanh những làng kháng chiến

Ngày mỗi ngày, từng miếng đất cỏ gianh

Đã lật lên dưới lưỡi cày mới luyện.

Vui cứ vui, ngày mỗi ngày, nhỏ nhỏ

Như từng cây cờ đỏ mọc trên đời.

Vui cứ đến tự bao giờ chẳng rõ

Như suối ngầm trong đất chảy trăm nơi…

Bỗng hôm nay nghe mùa thu mới gọi

Bao nhiêu vui chất chứa bấy nhiêu ngày

Ùa cả dậy, vui tràn đầy, chói lóa

Những trái tim, những ánh mắt, bàn tay!

Ôi đâu phải, qua đêm dài lạnh cóng

Mặt trời lên là hết bóng mù sương!

Ôi đâu phải, qua đoạn đường lửa bỏng

Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường!

Nhưng sắc đẹp đã ửng hường đôi má

Cộng hòa ta nay tuổi mới mười ba

Sức đang lớn, chưa nở nang tất cả

Đã vui rồi, môi nở nụ cười hoa!

Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát

Giữa đôi bờ rào rạt lúa ngô non

Yêu biết mấy, những con đường ca hát

Qua công trường mới dựng mái nhà son!

Yêu biết mấy những bước đi dáng đứng

Của đời ta chập chững buổi đầu tiên

Tập làm chủ, tập làm người xây dựng

Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên!

Yêu biết mấy những con người đi tới

Hai cánh tay như hai cánh bay lên

Ngực dám đón những phong ba dữ dội

Chân đạp bùn không sợ các loài sên!

Thơ ta ơi! Hãy cất cao tiếng hót

Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta!

Mùa thu đó, đã bắt đầu trái ngọt

Và bắt đầu nở rộ những vườn hoa…

những bài thơ về thiên nhiên
Mùa thu đẹp với lá vàng rơi

Một số câu thơ về mặt trời ngày thu đã được tác giả mô tả với nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. Người có tâm sự nhìn cảnh cũng thấy câu chuyện riêng.

2/ Cảnh ngày hè (Tác giả: Nguyễn Trãi)

Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

3/ Nhàn (Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai, vui thú nào

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

4/ Câu cá mùa thu (Tác giả: Nguyễn Khuyến)

Ao thu lặng lẽ nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

5/ Tràng giang (Tác giả: Huy Cận)

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả,

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, chiều lên sâu chót vót,

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cần gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vờn con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

6/ Ánh trăng (Nguyễn Duy)

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình

7/ Đoàn Thuyền Đánh Cá (Huy Cận)

Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Hồng Gai, 4-10-1958

8/ Cảnh nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến bóng cây ta hãy uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

9/ Tức cảnh chiều thu (Bà Huyện Thanh Quan)

Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ.
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ.
Bầu dốc giang sơn, say chấp rượu,
Túi lưng phong nguyệt, nặng vì thơ.
Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ,
Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.

Thơ về thiên nhiên và con người

Các tác giả yêu thơ ca thường mượn hình ảnh thiên nhiên để ẩn dụ về tâm trạng của bản thân. Bên cạnh đó, phong cảnh thiên nhiên sẽ làm cho tâm hồn những người yêu thơ thêm rộn ràng, sâu lắng.

1/ Mùa hạ chín (Tác giả: Huy Cận)

Thân hình em là một mùa hạ chín

Anh như cây ngàn phủ bóng bên em

Mùa hạ đầy hương, hương rừng hương biển

Hoa đơm hương trên những cành chen.

Ôi mùa say nào gió nồng trong tóc

Gáy bâng khuâng như chiều lặn xôn xao

Em là nắng biển cồn cào rạo rực

Buồm anh si đi giữa những cồn lao.

Mùa hạ chín. Cả mùa em anh thức

Mùa biển rong leo quấn những cành trăng.

2/ Bóng chiều đồng quê (Tác giả: Đan Dương)

Đồng ngô gió hát rì rào

Hương thơm gió thoảng ngạt ngào chân mây

Lá xanh ngô bắp thân gầy

Nâng niu che chở mấy thời nông dân.

các bài thơ về thiên nhiên hay
Cánh đồng ngô vàng với thiên nhiên hùng vĩ

Trời cao mây bạc trắng ngần

Ruộng sâu mấy bác nông dân làm đồng

Góc ruộng em bé cười trông

Mấy anh trâu béo mấy em bò gầy.

Hăm hăm gặm cỏ vui vầy

Bụng no căng dạ miệng cười câu ca

Men theo hạt nắng đường xa

Dạt dào một dải núi là quê hương.

Trông theo hút bóng tà dương

Cuối con đường đất hoàng hôn gọi chiều

Hàng tre tóc thả mỹ miều

Giang tay ngóng đợi người yêu sớm về.

Gió lạnh chiều đông (Tác giả: Huy Cận)

Gió lạnh chiều đông nhớ tuổi thơ

Bầy chim chèo bẻo nấp bên bờ

Mênh mông nước bạc đồng sau gặt

Một nỗi buồn xa như sóng xô.

Chim ở đâu về sà chớp mắt

Chim vương nhựa chết hết bay rồi

Bắt chim nghe lạnh hai đầu cánh

Tưởng mặt trời sẽ rụng đến nơi.

Tuổi nhỏ hắt hiu giữa cánh đồng

Nửa tràn sương núi, nửa hơi sông

Có gì ẩm ướt trong hồi tưởng

Như áo ngày mưa bặn bếp hong.

Gió lạnh chiều đông xui nhớ thuở

Bầy chim chèo bẻo nấp bên bờ

Hôm ta nấp, thơ giăng lưới

Bẫy tháng năm về, bắt tuổi thơ.

Thơ về thiên nhiên cho thiếu nhi

Những bài thơ thiên nhiên dành cho thiếu nhi thường là các bài thơ có số lượng chữ ít. Câu, chữ đơn giản để giúp các bạn học sinh có thể dễ nhớ, học thuộc.

1/ Hoa gạo (Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng)

Một màu rực rỡ

Nhuộm đỏ tháng ba

Mùa hoa gạo nở

Rụng đầy lối qua.

Ai làm ra gạo

Không phải lúa đâu

Nắng làng quê đấy

Ẩn mình bấy lâu.

Nắng vào lòng đất

Rồi lên thân cây

Đợi ngày mở mắt

Nở ra cánh dày.

Cũng như bé đấy

Chăm chỉ không thôi

Mùa thi nở rộ

Những hoa điểm mười.

thơ thiên nhiên
Hoa gạo đỏ cả vùng trời

2/ Hoa kết trái (Tác giả: Thu Hà)

Hoa cà tim tím

Hoa mướp vàng vàng

Hoa lựu chói chang

Đỏ như đốm lửa.

Hoa vừng nho nhỏ

Hoa đỗ xinh xinh

Hoa mận trắng tinh

Rung rinh trong gió.

Này các bạn nhỏ

Đừng hái hoa tươi

Hoa yêu mọi người

Nên hoa kết trái.

3/ Gió (Tác giả: Đặng Hấn)

Gió lúc nào cũng chạy

Suốt ngày vội thế à

Lúc nào cũng huýt sáo

Lúc nào cũng hát ca…

Gió thích chơi chong chóng

Cùng bé chơi thả diều

Lại giật tung nón bé

Gió bông đùa chọc trêu.

4/ Mùa xuân – Mùa hè

Mùa xuân hoa nở đẹp tươi

Bướm con bướm mẹ ra chơi hoa hồng

Bướm mẹ hút mật đầu bông

Bướm con đùa với nụ hồng đỏ hoe

Vui sao khi chớm vào hè

Xôn xao tiếng sẻ tiếng ve báo mùa

Rộn ràng là một cơn mưa

Trên đồng bông lúa cũng vừa uốn câu.

5/ Cầu vồng (Tác giả: Phạm Thanh Quang)

Chiếc cầu vồng bảy sắc

Uốn mình góc trời xa

Cầu vồng cũng có bạn

Cùng vươn qua mái nhà

Chiếc cầu vồng bảy sắc

Lung linh cong lên trời

Như lưng mẹ hôm sớm

Làm lụng chẳng nghỉ ngơi

Ơ kìa cầu vồng nhỏ

Còng lưng cõng cầu to

Như đôi bạn thân thiết

Chẳng xa nhau bao giờ!

Bài thơ về thiên nhiên lớp 2

Thơ thiên nhiên lớp 2 thông thường là các bài thơ ngắn gọn, sử dụng câu từ giúp các em học sinh dễ nhớ. Có nhiều bài thơ về cảnh đẹp lớp 2 được nhiều học sinh yêu thích như.

1/ Con trâu đen lông mượt (Tác giả Trần Đăng Khoa)

Con trâu đen lông mượt

Cái sừng nó vênh vênh

Nó cao lớn lênh khênh

Chân đi như đập đất.

Trâu ơi, ăn cỏ mật,

Hay là ăn cỏ gà?

Đừng ăn lúa đồng ta

(Lúa của mẹ của cha

Phải cấy cày vất vả).

Trâu ơi, uống nước nhà?

Đây rồi nước mương trong

Có ánh Mặt Trời hồng

Có ánh Mặt Trăng tỏ

Bờ mương xanh mướt cỏ

Của trâu đấy, tha hồ

Trâu cứ chén cho no

Ngày mai cày cho khỏe.

Thơ về trăng được các tác giả khai thác triệt đây. Đây là nguồn cảm hứng vô tận với những ai yêu thơ và các con chữ. Rất nhiều bài thơ hay, cảm xúc về trăng cũng được The Poet Magazine tổng hợp & bạn có thể theo dõi.

2/ Bài thơ làng em buổi sáng (Tác giả: Nguyễn Đức Hậu)

Tiếng chim hót

Ở trong vườn

Vườn xôn xao

Cành lá vẫy

Hoa quả dậy

Cùng tỏa hương

Tiếng chim hót

Ở bờ ao

Làm cho ao

Rung rinh nước

Gọi cá thức

Mà tung tăng.

Vẫn còn nhiều câu thơ về hoàng hôn và bình minh đầy cảm xúc. Bạn có thể theo dõi tại đây để đắm mình trong những câu từ lãng mạn, sâu lắng.

3/ Ai dậy sớm (Tác giả: Võ Quảng)

Ai dậy sớm

Bước ra nhà

Cau ra hoa

Đang chờ đón

Ai dậy sớm

Đi ra đồng

Có vần đông

Đang chờ đón

Ai dậy sớm

Chạy lên đồi

Cả đất trời

Đang chờ đón.

4/ Gió (Tác giả: Ngô Văn Phú)

Gió ở rất xa, rất rất xa,

Gió thích chơi thân với mọi nhà

Gió cù khe khẽ anh mèo mướp

Rủ đàn ong mật đến thăm hoa.

Gió đưa những cánh diều bay bổng

Gió ru cái ngủ đến la đà

Hình như gió cũng thèm ăn quả

Hết trèo cây bưởi lại trèo na…

5/ Cây dừa (Tác giả: Trần Đăng Khoa)

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh

Ai mang nước ngọt, nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi

6/ Ngôi nhà của bé

Ngôi nhà của bé

Xinh xắn gọn gàng

Trước cửa có vườn

Trồng hoa rực rỡ

Sau nhà sân nhỏ

Cho bé chạy chơi

Đầy ắp tiếng cười

Là nhà của bé.

7/ Hồ sen

Hoa sen đã nở

Rực rỡ đầy hồ

Thoang thoảng gió đưa

Mùi hương thơm ngát

Lá sen xanh ngát

Đọng hạt sương đêm

Gió rung êm đềm

Sương long lanh chạy.

Các bài thơ về thiên nhiên 4 chữ hay

Thơ thiên nhiên 4 chữ là những bài thơ ngắn, giúp dễ đi vào lòng người đọc. Các hình ảnh cỏ cây, tự nhiên được đưa vào thơ một cách tự nhiên và khéo léo nhất.

1/ Trưa hè (Tác giả: Trần Đăng Khoa)

Trưa hè thổi gió

Hoa phượng lung lay

Cánh hoa rụng bay

Như bầy bướm lượn

Tiếng ve ca rộn

Nghe như tiếng đàn

Trưa hè liên hoan

Hoa bay, ve hát.

2/ Mưa giông (Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng)

Ầm ầm sấm chớp

Gió cuốn mây về

Mưa rơi lộp độp

Mưa trườn qua đê

Đừng có sợ sệt

Bình tĩnh lúa ơi!

Trưa nay lúa mệt

Vì nắng đó thôi

Chiều nay giông về

Đem mưa tắm mát

Lúa cứ thỏa thuê

Reo vui ca hát

Rồi mai lúa lớn

Lúa sẽ trổ bông

Cho mùa gặt mới.

thơ phong cảnh
Mưa giông như trút hết nỗi buồn

3/ Mùa đông (Tác giả: Trần Quốc Toàn)

Trời nặng màu chì

Ù ì gió bấc

Vật vờ bờ tre

Gió như roi quất

Rét luồn khe liếp

Mùa đông vào nhà

Bà trải ổ rơm

Thơm mùi cơm bếp.

4/ Mưa (Tác giả: Nguyễn Diệu)

Mưa rơi tí tách

Hạt trước hạt sau

Không xô đẩy nhau

Xếp hàng lần lượt

Mưa vẽ trên sân

Mưa dàn trên lá

Mưa rơi trắng xóa

Bong bóng phập phồng

Mưa nâng cánh hoa

Mưa gọi chồi biếc

Mưa rửa sạch bụi

Như em lau nhà.

Mưa rơi, mưa rơi

Mưa là bạn tôi

Mưa là nốt nhạc

Tôi hát thành lời…

Thơ 5 chữ về thiên nhiên

Có nhiều bài thơ thiên nhiên 5 chữ ngắn gọn dễ đi sâu vào lòng người đọc với câu từ mộc giản, giản dị. Thiên nhiên được tác giả đưa vào thơ thật gần gũi.

1/ Mẹ thiên nhiên

Tôi vốn là chiếc hạt,

Mẹ Thiên Nhiên nuôi tôi,

Giờ thành cây rợp lá,

Hai mươi ba tuổi rồi.

Nhìn đây, tán tôi rộng,

Che cho trẻ vui chơi.

Thú có thể đến nghỉ,

Che bóng cho cả người.

Vậy tôi cũng lao động,

Xin hãy để tôi sống.

2/ Mùa xuân

Cây mai vàng trước ngõ

Báo hiệu mùa xuân sang

Bướm hoa đùa trong gió

Nghe tiếng trống rộn ràng

Kìa mởn xanh lá cỏ

Bé vui sướng hát vang

Tay cầm phong bì đỏ

Đi chúc Tết họ hàng.

Thơ về thiên nhiên hùng vĩ mùa xuân

Có nhiều cách để mô tả phong cách thiên nhiên, đôi khi là những dòng tâm sự thủ thỉ, không nỡ xa rời tiết trời mùa xuân, mùa thu. Nhưng cũng có khi đó là bài cang hùng tráng mô tả cảnh đẹp hào hùng, kỳ vĩ.

1/ Đếm mùa (Tác giả: Giang Hồng)

Xuân tràn trên nắng thở

Rót mật vào tim đời

Ru nhẹ tiếng à ơi

Dòng trôi cùng phiêu lãng

Hạ ngắt một quãng lặng

Thả lên cánh phượng hồng

Hát tình khúc mênh mông

Ve đệm ngân xao xuyến

Lẳng lặng heo may đến

Choàng áo gió thu say

Thao thức ánh mắt ngày

Nụ cười đêm huyền ảo

Đông choàng vội lớp áo

Trắng những nỗi mù sương

Rải khẽ giọt vấn vương

Đếm mùa trong nhung nhớ.

2/ Bốn mùa cho bé

Mùa xuân mưa nhè nhẹ

Hoa nở rộ trong vườn

Đón Tết cùng cha mẹ

Em một tuổi lớn hơn

Mùa hạ em rong chơi

Trong vườn đầy cây lá

Có đàn bướm lả lơi

Dưới nắng vàng oi ả

Mùa thu lá rụng nhiều

Gió thổi mát hiu hiu

Em tựu trường lớp mới

Cùng bạn bè thân yêu

Mùa đông trời rét lắm

Tuyết phủ ngập sân trường

Em mặc áo thật ấm

Đứng chờ buýt ven đường.

3/ Nắng bốn mùa (Tác giả: Mai Anh Đức)

Dịu dàng và nhẹ nhàng

Vẫn là chị nắng xuân

Hung hăng, hay giận dữ

Là ánh nắng mùa hè

Vàng hoe như muốn khóc

Chẳng ai khác nắng thu

Mùa đông khóc hu hu

Bởi vì không có nắng.

4/ Bình Minh (Tác giả: Hồng Dương)

Ngắm hạt huyền tan nhẹ

Chút giọt nắng hanh vàng

Chút hơi lạnh vừa sang

Nhẹ lùa qua khe cửa

Bờ mi em nhẹ mở

Nhánh tường vi khẽ rung

Đón ngày mới yêu thương

Trở mình trong nắng sớm

Nhánh hông bên bậc cửa

Hạnh phúc đang đợi chờ

Anh đọc vội bài thơ

Thấy hồn em ở đó…

Thu mang làn hoa cỏ

Thoang thoáng nhẹ lay lay

Tóc em thả đen dày

Buông rèm ngăn tia nắng…

Thơ về an nhiên tự tại mùa hè

Mùa hạ oi bức nhưng vẫn đem đến nhiều cảm xúc cho những ai yêu thơ, thích vần điệu. Nhiều áng thơ hay đã miêu tả chính xác cảnh ngày hè, cảm nhận cũng như hoạt động của con người trong những ngày này.

1/ Nắng hạ (Tác giả: Thủy Cúc)

Mới chớm đầu mùa Hạ

Mà đã nắng cháy da

Ve râm ran các ngả

Hè sang ôi, oi nồng

Nhành hoa hồng héo rũ

Tàn úa giữa trưa hè

Trời như đổ lửa về

Bao trùm lên khắp nẻo

Hà Nội ơi, mây kéo

Phiêu du tận nơi nào

Để nắng cứ xôn xao

Em nhìn vào hoa mắt

Trưa hè đường vắng ngắt

Hàng cây đứng im im

Bằng lăng chẳng rung rinh

Phượng hồng như đỏ thẫm

Mồ hôi ai ướt đẫm

Mệt mỏi đứng bên đường

Khao khát ước mưa tuôn

Cho dịu dàng đôi chút!

2/ Mưa (Tác giả: Quang Dũng)

Chợt mưa phùn gió lạnh.

Càng lạnh cánh hoa mơ.

Đất trăng ngàn cánh rụng.

Tiếng quân hò thôn xa.

Súng cầm nhịp thu đông.

Chiều chiều tin chiến sự.

Loa vang trên cành đa…

Càng mưa phùn gió lạnh.

Càng lạnh cành hoa mơ…

3/ Mùa hè nắng nóng (Tác giả: Trần Nhạc)

Bình minh như giữa trưa!

Nắng chang chang đổ lửa

Nóng ập vào gõ cửa

Gió trốn biệt nơi đâu?

Bầu trời cao thật cao

Nền trời trong leo lẻo

Đất cong mình dưới Nắng

Cây rủ lá che thân

Nắng tràn ngập khắp sân

Nhựa sôi trong cây sống

Mặt ao hồ nóng bỏng

Không gian ngập tiếng ve

Gạo tung hoa cháy bỏng

Phương đốt lửa giữa trời

Sợ quá mùa hè ơi!

Ở nơi đâu cũng nóng.

Thơ về thiên nhiên mùa thu

Mùa thu với không khí dịu nhẹ hòa cùng cảnh vật xung quanh nên thơ tạo nên những bài thơ thiên nhiên mùa thơ hay.

1/ Sang thu (Tác giả: Hữu Thỉnh)

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Sang thu là tác phẩm kinh điển, một trong những bài thơ giao cảm với thiên nhiên nổi tiếng nhất tính đến nay. Ngoài ra, những bài thơ như Thu Điếu, Cảnh ngày xuân, Cảnh ngày hè cũng được nhắc đến khi nói về “giao cảm với thiên nhiên”.

2/ Mùa thu (Tác giả: Chưa rõ)

Trông kìa quả thị vàng

Dắt mùa thu vào phố

Mang theo câu chuyện cổ

Thị kể bằng mùi hương.

3/ Cảm thu (Tác giả: Phong Phạm Thị)

Hoa sữa cứ rơi rơi

Trắng xóa một góc trời

Hương thơm nống khắp lối

Ngỡ hồn mình say say

Trong cơn gió chiều nay

Heo may về lành lạnh

Chiều chiều quên vỗ cánh

Da trời thì xanh xao

Nắng cũng dân hanh hao

Rắc vàng đầy cây lá

Nhìn thu sang đẹp quá

Bỗng thấy lòng nao nao…

Thơ về phong cảnh thiên nhiên mùa đông

Thiên nhiên mùa đông luôn là nguồn cảm hứng cho các thi sĩ sáng tác ra những bài thơ hay bất hủ. Có rất nhiều bài thơ thiên nhiên mùa đông hay như.

1/ Giữa trời trắng xóa (Tác giả: Chưa rõ)

Sương đông phủ trắng xóa
Kéo dài miền đêm hoang
Phủ ngập cả đường phố
Buồn vắng trong lòng đêm

Sương đông phủ khắp miền
Khoe sắc bóng thiên nhiên
Ngó hạt sương óng ánh
Chẳng có bóng nàng tiên

Sương trắng ngập trời đêm
Kiếm đâu hồ tràm tiên
Ngồi chờ tiên qua ngõ
Đường phố quá lặng im

Sương đêm phủ ngập thềm
Chẳng phảng phất bóng tiên
Đêm nay chờ sương vẽ
Hồ tràm nét tiên em

2/ Mùa đông (Tác giả: Hồ Xuân Thu)

Anh giấu gì đôi mắt lạnh lùng anh

Trời rét mướt gió Đông về gõ cửa

Hàng cây lạnh cánh tay trần trụi lá

Như tình anh không áo lúc Đông sang

Anh giầu gì vạt nắng sớm đi hoang

Chiều nắng tắt mây mờ xa mưa phủ

Phố chong đèn ly cà phê lạc lõng

Khúc tình buồn đôi mắt lúc nhìn em

Anh lặng thầm như sỏi đá bước quen

Bàn chân mỏng vết thương mềm còn nóng

Nghe trái tim tương tư theo nhịp đập

Sợ dại khờ nên em chút cô liêu

Anh giấu gì bên men rượu đìu hiu

Khói thuốc đắng nên bao lần rũ rượi

Hay mỉm cười mùa Đông xuống phố

Em đang chờ… nơi ấy một lời yêu!

3/ Giận mùa đông (Tác giả: Đỗ Mỹ Loan)

Nghĩ đến mùa đông… giận lắm rồi!

Để sầu héo hắt cả muôn nơi

Bâng khuâng nỗi nhớ giăng đầy ngõ

Khắc khoải niềm thương phủ ngập trời

Chín đợi mười mong cay khóe mắt

Trăm chờ ngàn ước xót bờ môi

Đi trong buốt lạnh màu hoa tuyết

Chợt thấy tủi hờn phận cút côi.

4/ Lá mùa đông (Tác giả: Thụy Anh)

Người đi rồi… áo mùa thu khép lại

Giấu trong tà một chút nắng vàng hanh

Buồn của tôi thay là mọc trên cành

Chưa rụng vội để chờ mùa thu khác

5/ Chiều bây giờ cây đứng nghe gió hát

Nhẹ nhàng thôi mà những lá buồn lay

Trời mùa đông có vội vã hết ngày
Lá có kịp đón một mùa thu nữa?

Người đi rồi khép điều gì trong mắt

Giấu vào hồn một biển nhớ mù khơi

Người đi rồi tôi trắng cả tay tôi

Chỉ còn lại một nỗi buồn chưa mất…

Thơ về cảnh đẹp

Những câu thơ khen cảnh đẹp người đẹp, hay những câu thơ thuần miêu tả phong cảnh đều nhận được phản hồi tích cực từ phía bạn đọc. Hội nhà văn hoặc những ai yêu thơ đều muốn đắm chìm trong những ngôn từ mĩ miều được các tác giả tạo ra mô tả cảnh đẹp.

1/ Bình minh trên sông (Thu Phong)

Ngọn sóng tràng giang đón nắng trời
Muôn trùng mây gió dạt dào khơi
Kìa xem chim én đàn đàn lượn
Hãy ngó màn sương lớp lớp rời
Tiếng thở bình minh chưa nhộn nhịp
Câu hò lãng tử đã chơi vơi
Thuyền ghe xa bến về đâu nhỉ
Chở nặng mưu sinh những phận đời

2/ Ngâm vịnh (II) (Hàn Mạc Tử)

Xuân
Mát mẻ trời xuân cảnh tốt tươi
Thích tính thiếu nữ hé môi cười
Non phơi vẻ gấm hoa chường mặt
Ngọn gió xuân đưa mát cả người

Hạ
Nhành hoa héo hắt rụng bên hè
Lắng khúc đàn Nam não nuột ghê
Thiếu nữ buông rèm ra tắm nắng
Hương đưa theo gió, nức bên hè

Thu
Thuyền ai thấp thoáng giữa tràng giang
Nhạn lạc từng mây cánh vội vàng
Vầng nguyệt đêm thu soi lạnh lẽo
Mỹ nhân nàng hỡi thấu tâm can

Đông
Trắng xoá đầu non tuyết mới đông
Gọi đàn chiu chít nhạn bên sông
Phòng tiêu thiếu nữ nằm xem sách
Hé nụ cười duyên lắm mặn nồng

3/ Đà Lạt trăng mờ (Hàn Mạc Tử)

Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu:
Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ!
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt,
Như đón từ xa một ý thơ.

Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều,
Để nghe dưới đáy nước hồ reo;
Để nghe tơ liễu run trong gió,
Và để xem trời giải nghĩa yêu…

Hàng thông lấp loáng đứng trong im,
Cành lá in như đã lặng chìm.
Hư thực làm sao phân biệt được!
Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm.

Cả trời say nhuộm một màu trăng,
Và cả lòng tôi chẳng nói rằng.
Không một tiếng gì nghe động chạm,
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng…

Những câu thơ về thiên nhiên Việt Nam

Thơ phong cảnh hữu tình được các tác giả mô tả trực diện. Tuy vậy, cũng có khi nhà thơ dùng cảnh để nói về tấm lòng, tâm trạng của họ tại thời điểm đó nên vẻ đẹp đem cảm giác lãng mạn, mới mẻ.

1/ Ấn tượng Huế (Nguyễn Trọng Tạo)

lăng tẩm chùa chiền lẩn khuất dưới bóng thông
khói sương cổ tích
bất chợt hoa
áo dài thiếu nữ
bất chợt lá
chiếc hôn thiên nhiên tươi non

trăng lạnh thượng nguồn tuôn bạc
đèn khuya cuối bến tụ vàng
mãi bí mật những vườn trong phố
rụng trái đào tiên xuống đất trần

những ngả đường sinh viên
những ngả đường xe lam gồng gánh
hoa trâm vàng dắt ai về chốn xưa
thánh thiện thi ca
dân dã tôm chua canh hến
người tranh luận
người mộng mơ
người vẽ tranh tĩnh vật

sông Hương cân bằng thành thị với làng quê

sao cứ nhớ một dáng bò gặm cỏ
trong bài thơ người bạn đã quan trường
sao cứ ước một người yêu ở đó
để suốt đời quê ngoại cũng quê hương?…

2/ Bà Rịa (Nguyễn Liên Phong)

Bà Rịa phong cảnh thi:
Bà Rịa nguyên là phủ Phước Tuy,
Địa đầu giáp giái với Củ Mi,
Dinh sanh mé biển người không ít.
Thổ sản trên rừng vật thiếu chi,
Cầu bến Cỏ May đường lộng lộng.
Núi am Bà Vãi đá tri tri,
Khá khen phong tục không dồi đổi,
Trong xóm làng còn gốc lễ nghi.

Bà Rịa nguyên phủ Phước Tuy,
Riêng ra một hạt từ khi tân triều.
Ruộng mặn rộng ngọt cũng nhiều,
Lợi rừng lợi biển ngư tiều xuê xang.
Mấu gai cây ván bộn bàn,
Đậu nành đậu phụng mía đàng bắp khoai.
Thuốc bắc rất nhiều vị dai,
Thiên môn, hậu phát, nhung nai, sâm rừng.
Lại thêm các thú có sừng,
10. Linh dương, tê giác, với sừng con Dinh.
Tô mộc, bán hạ, nam tinh,
Chỉ xác, ý dỉ, huỳnh tinh, phục thần.
Bốn tổng phng tục kiệm cần,
Còn ba tổng Mọi đều dân cuốc cày.
Làng Phước Liễu cảnh đẹp thay,
Gốc xưa Bà Rịa dựng gầy tư cơ.
Mở mang ruộng đất cõi bờ,
Công Bà khai sáng đến giờ kĩ cang.
Thuở Cao hoàng đế lánh nàn,
20. Bà đem lương phạn chiến tràng hiến công.
Ruộng bà để lại minh mông,
Tại thôn Phước Liễu ngoài trong cả làng.
Thường niên huê lợi bỉ bàng,
Người đều thọ hưởng trăm ngàn đến nay.
Nhớ xưa phước đức nặng dày,
No thân ấm cật ơn bà lưu lai.
Lửa hương quyết thực lâu dài,
Đình chùa xứ ấy ai ai cũng thờ.
Vững bền nghĩa chỉ nhơn cơ,
30. Xứ kêu Bà Rịa thuở giờ thành danh.
Hiển vinh quá nỗi hiển vinh,
Không con có lộc để dành vĩnh vi.
Khắp xem các cảnh từ bi,
Châu Viên thứ nhứt sơn kỳ thuỷ thanh.
Núi Đại Bà, chỗ rất linh,
Am ông Bắc Đẩu tu hành kinh niên.
Cám người có chí nhọc siêng,
Hoà thượng Đồng Đề đức hiền siêu thăng.
Nay còn môn đệ chư tăng,
40. Tại Phước Tuy phủ bổn căn noi dùng.
Chợ thành buôn bán thạnh sung,
Hai bên phố xá người đông chật đầy.
Long Điền làng tiếng thuở nay,
Các nơi chùa miễu sửa xây nghiêm tề.
Dân cư trù mật tư bề,
Sanh phương nghệ nghiệp phở phê trong ngoài.
Nhà hội bền chắc lâu dài,
Tôn ty đẳng cấp chẳng sai lệ làng.
Trên hoà dưới thuận nghiêm trang,
50. Sum vầy hương chức bỉ bàng quan viên.
Người xưa già cả đức hiền,
Là ông Cỗ Đến xóm riềng chuộng yêu.
Làm Hiệp quản thuở cựu triều,
Vợ chồng tích thiện mơi chiều lắm khi.
Đã đều về chốn âm ty,
Dấu roi phước đức gốc vì song thân.
Con là thầy Cai tổng Cần,
Làm tôi nhà nước xã dân đẹp tình.
Bởi cha với mẹ hiền lành,
60. Nên con cháu đặng hiển vinh nhãn tiền.
Tốt thay phong thuỷ Long Điền,
Địa linh nhơn kiệt phát quyền phát quan.
Phát nên phủ huyện chức sang,
Phát cai phó tổng trong làng trước sau.
Các lân các ấp đều giàu,
Hôn nhơn tang tế cùng nhau lễ nghì.
Tích xưa còn Dục Tượng trì,
Của hoàng Chơn Lạp tên thì Bô – Tâm.
Tứ bàng đều thảy trúc lâm,
70. Giữa thinh thinh cạn nước cầm một ao.
Nay thời trâu ngựa ra vào,
Thảnh thơi đầm tắm nghêu ngao khứ hồi.
Làng Long Thạnh cảnh cũng cui,
Hai bên phố chợ cất xuôi hai hàng.
Miễu chùa tu chỉnh kỹ càng,
Tục dân cúng quảy cỗ bàn lịch thanh.
Còn roi chữ nghĩa học hành,
Phú thi ngâm vịnh sử kinh tụng truyền.
Thường đêm trỗi khúc quãn huyền,
80. Thung dung nho nhã thánh hiền thói dư.
Chưn Tiên chỗ núi kheo khư,
Có bàn chưn nhỏ bao chừ lưu lai.
Nét in vào đá chẳng sai,
Nước vàng đem thết khen ai khéo mầu.
Xanh quanh những dấu thai ngàn,
Di truyền tích lạ tục rằng Chưn Tiên.
Trước sau thay đổi liền liền,
Ni cô đạo nữ vui miền ẩn thân.
Bà Vãi núi gọi Nữ Tăng,
90. Nguyên xưa có một nàng rằng họ Lê.
Thờ chồng dốc trọn một thề,
Cạo đầu lên cất am kề đảnh cao.
Tu trì không dạ lãng xao,
Sau thành chánh quả ai nào dám khinh.
Núi kêu Bà Vãi thành danh,
Ngàn năm để tiếng tú linh cả rừng.
Châu Văn tiếp, Nguyễn Phước Trưng,
Hai ông hiển hít làm thần Hắc lăng.
Ngàn thu nhựt nguyệt thăng hằng,
100. Dấu còn miễu võ bổn căn nơi làng.
Miễu Nguyễn ngày tế kĩ càng,
Hương chức ai nấy hân hoan vô hồi.
Thường niên chỉnh đốn tài bồi,
Lửa hương sum thạnh một ngôi vững vàng.
Miễu Châu thời bỏ tồi tàn,
Xiêu lui ngả tới chẳng màng viếng thăm.
Quạnh hiu vắng vẻ lâu năm,
Nhện giăng trước các rắn nằm bên song.
Tuy không huê lợi vun trồng,
110. Trong làng bao nỡ đành lòng phui pha.
Chi bằng chung của bá gia,
Nhờ người thiện niệm may ra có tiền.
Sửa sang thần đặng chỗ yên,
Cũng là tiếng tốt lưu truyền không quên.
Núi Cố đường đi một bên,
Chỗ cao vọi vọi bước lên hẹp hòi.
Khô khan huê cỏ xơ còi,
Dấu linh bồ liễu để roi đến rày.
Đờn bà thất chí đời nay,
120. Hay lên ở đó lạt chay tu hành.
Cũng là tú khí thiên sanh,
Trăm phần ví một Tây Ninh Điện Bà.
Nhơn dân phong thổ thiệt thà,
Nghề đi buôn Mọi vào ra nhọc nhắn.
Lãnh dồi kêu tía Hắc lăng,
Chắc dày canh chỉ sánh bằng Kiêm luông.
Làng Phước Hải, lưới bạc muôn,
Ở theo mé biển tuy buồn mà vui.
Buồn nghe sóng vỗ từ hồi,
130. Vui vì đông đảo tới lui chỉnh tề.
Tục kêu là xứ Lưới Rê,
Đình chùa lăng miễu tư bề đẹp sung.
Lợi nhờ con cá biển đông,
Cảng đầm nước mặn đờn ông mốt thường.
Nhiều nhà danh giá cột rường,
Nhiều trang viên chức hào cường nội thôn.
Cá chán béo ngon tiếng đồn,
Xứ coi quê kịch khéo khôn cũng nhiều.
Nho y đờn địch mỹ miều,
140. Chấp gai quây nhợ dập dìu ngày đêm.
Lắm khi trời biển thuận êm,
Lưới trương gặp chỗ đặng thêm thêm tiền.
Địa đầu đặt trạm Thuện Biên,
Cấp quân canh giữ giáp miền Củ Mi.
Ngang lên Xuyên Mộc một khi,
Có đường dây thép lưỡng kỳ giao thông.
Long Kiên, Long Lập, Long Nhung,
Cửa nhà chợ búa cũng sung thạnh thường.
Chợ Dinh thiết lập Bố đường,
150. Châu Thành Phước Lễ phố phường mới đông.
Cầu đường sạch sẽ rộng thông,
Nay thêm tu bổ ngoài trong chỉnh tề.
Nhờ quan Chánh bố Ri-Vê (Rivet),
Việc công cần cán tư bề sửa sang.
Bây giờ lại có toà quan,
Lưới Rê Thị Vãi ngã đàng láng trơn.
Quan Đốc phủ sứ Nguyễn Hơn,
Đồng tâm hiệp lực ra ơn tài bồi.
Công dinh công sở các ngôi,
160. Thảy đều thanh lịch đứng ngồi vẻn vang.
Xe bò thuở trước nghing ngang,
Ngày nay xe ngựa coi càng đẹp xinh.
Cỏ may mấy dặm thinh thinh,
Bến tàu ghé đậu vô Dinh chở hàng.
Viên quan hương chức hội làng,
Giữ gìn phép tắc nghiêm trang kỉnh nhường.
Trong làng đạo ngoại hai đường,
Nhiều trang thi đậu khoa trường lập thân.
Đổi đi các hạt xa gần,
170. Đều là có tiếng thanh cần nết na.
Châu Thành xứ chẳng xa ba,
Tục quen chất phác thuận hoà thích trung.
Năm trước có người Vĩnh Long,
Tên Nguyễn Hữu Đức chức sung huỳnh đường.
Quan trên khen ngợi thường thường,
Khen người liêm cán đã thương lại vì.
Rủi đà tiên tịch hồi qui,
Anh em tri thức còn khi nhắc hoài.
Nhà thờ Thiên Chúa rộng dài,
180. Kì hoa thoại thảo đình giai vun trồng.
Mấy ông linh mục lắm công,
Với các bà phước sửa sung mối giềng.
Mỗi tuần kinh sách giảng truyền,
Cứ theo phép đạo dạy siêng năn thường.
Cách sông có xã Long Hương,
Miễu chùa tế tự tỏ tường theo xưa.
Đất dày người ở coi thưa,
So bề no đủ cũng vừa ăn chung.
Xe bò ghe cửa quá đông,
190. Cả trong toàn hạt sắm dùng theo quê.
Đường rừng xa cách tứ bề,
Xe bò ổn tiện lúc về lúc đi.
Khỏi sông thời biển bố vi,
Nên làm ghe cửa dễ khi ba đào.
Trời sanh ra mỗi chỗ nào,
Đất quê lề thói tiếng nào có không.
Nội thôn hương chức cũng đông.
Nhiều ông chất phác nhiều ông nhơn nghì.
Xuân kỳ thu báo mỗi khi,
200. Y quan lễ nhạc đều thì nghiêm trang.
Viên quan chức sắc trong làng,
Tôn ty đẳng cấp ghế bàn phân minh.
Cũng là nhơn kiệt địa linh,
Đẹp thay phong thuỷ núi Dinh rạng ngời.
Trong hương chức có một người,
Tên Võ Tường Hiện bốn mươi tuổi ngoài.
Cha đà sớm cách diêm đài,
Phụng nuôi từ mẫu không sai bữa nào.
Nhớ ơn sanh dục cù lao,
210. Mẹ ăn con lạy no nao phỉ tình.
Thường thường tụng Đào Viên kinh,
Dồi mài hiếu nghĩa trung trinh ở đời.
Thảo ngay khuyên chớ đổi dời,
Mình nầy không lớn bởi người cưu mang.
Nam kỳ cũng lắm cảnh sang,
Duy Bà Rịa hạt rõ ràng như tiên.
Trời sanh một chỗ thiên nhiên,
Non xanh nước bích phải miền Bồng Lai.
Nay thêm máy nước riêng ngoài,
220. Dẫn đem nước suối có hoài cả năm.
Tốn hao cũng chẳng bao lăm,
Châu Thành bá tánh ngàn trăm cậy dùng.

3/ Đảo (Xuân Hoàng)

Khi biển sinh đã có đảo rồi
Đảo đã có trong tấm lòng của biển
Lắm khe khắt và dịu dàng cũng lắm
Đảo sinh ra để mơ mộng giúp đời

Có bao giờ em ra đảo trắng
Nghe thuỷ triều ngoài ấy lên chưa?
Thuỷ triều ở đảo xa lạ lắm
Tưởng cao hơn mặt biển trong bờ

An đã gặp bão rồi ở đảo
Đảo rung lên như thể con tàu
Neo vẫn thả vẫn bay dài vạt áo

Ôi, gió tung hoành biết chứa gió vào đâu!
Nhìn ngọn sóng bồi hồi anh chợt hiểu:
Đảo chính là giọt lệ đúc từ lâu

10-79

4/ Đà Nẵng – gương mặt người, gương mặt biển (Xuân Quỳnh)

Anh nói về một thành phố biển khơi
Mưa tháng giêng rập rờn chim én
Vịnh biển lặng như tấm gương xanh biếc
Ngũ Hành Sơn cẩm thạch đá hoa vân
Cánh phượng bay trên cát trắng Cửa Hàn
Núi Sơn Trà sóng vỗ vào bán đảo
Những bà má, muối mồ hôi đọng áo
Bóng đổ dài trên bãi nghiêng nghiêng
Vị cá nồng, lấp lánh tảng đường thơm
Thành phố nắng, nụ cười trong gió mặn

Mấy mươi năm rừng sâu xa cách biển
Đà Nẵng ơi, thành phố đã ra sao
Ngày lũ lính “cổ da” bước xuống cầu tàu
Chân rầm rập trong điệu kèn ma quỷ
Chưa bao giờ đất dị hình đến thế
Ngàn mắt mìn điện tử dưới rào gai
Trong mù trời cánh quạt trực thăng quay
Thành phố ra sao, gương mặt người và biển?
Những con tàu ố hoen khói súng
Những vành đai trơ trụi thuốc khai quang
Những bin-đinh ánh điện tím bầm
Moóc phin trắng nuôi cơn mê dã thú
Rượu sủi bọt rót vào nỗi sợ
Bên lề đường bao trẻ con lai
Tờ Playboy trâng tráo những nụ cười
Sẽ ra sao em, em gái nhỏ
Mi-ni-giuýp và mái đầu rối xoã
Nét son nhoè như máu đỏ trên môi
Chúng tàn phá cỏ cây, bôi xoá mặt người
Còn nguyên không, vườn mẹ, cây mai
Bầy chim én có về bên giếng Bộng
Hoa trìu mến mảnh mai như chấm nắng
Như thơ ca như kỷ niệm của người
Như tình yêu dưới bom đạn ngút trời
Có sống nổi những mùa hè tàn khốc?
Nhưng tình yêu chẳng bao giờ khuất phục

Chúng biến đây thành một cư xá lớn
Cho lính viễn chinh, biệt kích, quân dù
Quân cảng và sân bay cho tội ác trở về
Một kho hậu cần, một chợ áp phe
Và ngục tối cho những người chống lại
Nhưng đêm đêm, giặc rùng mình run rẩy
Sau mỗi lùm cây, cánh cửa, góc đường
Gương mặt người vẫn sáng bừng lên
Gương mặt em – dịu dàng nhỏ nhắn
Tà áo dài trong đêm như lửa trắng
Giấu hộp mìn dưới gánh cam tươi
Giấu hờn căm sau những nụ cười
Thành sét nổ ở khách, sân bay, ở dinh tỉnh trưởng
Kho xăng cháy, những thân tàu vỡ toác
Biển nhấn chìm dưới mặt sóng dầu loang

Tôi nhớ về thành phố quê anh
Mùa xuân này chắc anh đang có mặt
Bao vùng đất mênh mông vừa giải phóng
Và hôm nay, Đà Nẵng đã về ta!
Anh ở mũi quân nào tiến vào phía Nam Ô
Từ Hội An hay từ Hiếu Đức
Chiếm sân bay hay đánh vào quân cảng
Gặp lại các ba, các má, các em
Đã vùng lên, sau mấy mươi năm
Đà Nẵng lại trở về gương mặt thực
Hai ngàn lính nguỵ ở Hoà Cầm quay súng
Mỗi cành cây mỗi góc phố hồi sinh
Gương mặt người gương mặt biển long lanh
Trong ánh sáng cờ sao lồng lộng
Bầy chim én từ những cù lao biếc
Lại dập dìu trên hải cảng thân yêu

30-3-1975

5/ Chùa Cầu (Phạm Đình Nhân)

Lung linh phố cổ Hội An
Đèn lồng rực rỡ, trăm ngàn đuốc hoa
Đây rồi ta lại gặp ta
Ba trăm năm ấy biết là còn đây.

Phố xưa còn lại chốn này
Mái cong đền miếu phủ đầy rêu phong
Quán xưa thức dậy cõi lòng
Âm vang cổ tích theo dòng thời gian.

Chùa Cầu ngát tỏa hương nhang
Khói trầm nghi ngút theo làn gió đưa
Đèn hoa lay động sớm trưa
Khách du thăm viếng say sưa lặng thầm

Sông Hoài dòng nước tri âm
Như in vóc dáng trầm ngâm Chùa Cầu
Còn kia Hội quán Triều Châu
Góp phần tô điểm nhịp cầu Hội An.

Hoa đăng, rồng múa rộn ràng
Nét xưa để lại vẻ vang kinh kỳ
Ai về xứ Quảng nhớ gì
Nhớ thăm Hội Quán, nhớ đi Chùa Cầu.

6/ Chùa Hương (Đặng Nguyệt Anh)

Say lạc đường mây với đỉnh cao
Thiên đương mở động sáng phương nao
Tìm em tiên cảnh trong trần lụỵ
Em đến đây rồi, tỏa khát khao

Em trẩy Chùa Hương chưa giải oan
Cõi Thiền con vướng bụi trần gian
Chùa Tiên sáng ấy mang mang lạnh
Lạy Phật từ bi-ấm Niết Bàn

Em trẩy phương nào không xót thương
Mây núi nâng niu mỗi bước đường
Một trời Hương Tích say huyền thoại
Áo choàng Tiên chúa vướng trong sương

Cửa Võng ru em giấc ngủ nồng
Mơ đến bến Đục đến lòng Trong
Bồng Lai chót vót… say ngơ ngẩn
Quên nỗi đời đau… mở tấm lòng

Hương Tích em chìm trong cõi say
Phật Bà trong động má hây hây
Người xưa chắc giống người nay nhỉ?
Mơ lạc rừng mơ, hương ngây ngất…

Xuống núi, em về với bên Trong
Tiếc chứ lên tới đỉnh Thiên Bồng
Giã từ cõi Phật về nhân thế
Tơ liễu Chùa Hương vướng mắt trong…

Thơ lục bát về thiên nhiên

Thơ lục bát về phong cảnh có những bài nói về cảnh thiên nhiên hùng vĩ, cũng có lúc chỉ là miêu tả về cảnh cuộc sống thôn làng rất đỗi gần gũi, thân thuộc.

1/ Chiều chiều (I) (Bùi Giáng)

Một toà hun đúc khói điên
Lửa cuồng u giậy thiên nhiên hoe vàng
Sơ khai hỗn độn hai hàng
Dâng tờ giấy lục buộc rang ngày qua
Chiều nay ở phố quan hà
Gửi phường kết tập quận nhà năm năm
Ghé qua lễ hội đêm rằm
Đốt tờ chểnh mảng u tầm tương ma
Đêm tàn mộng mị trời xa
Đêm dài bất tận hằng nga hội đàm

2/ Đêm xuân đi thuyền chơi chùa Hương Tích (Nguyễn Văn Đào)

Chạnh niềm nhớ cảnh chùa Hương,
Cùng nhau đính ước lên đường dạo chơi;
Thanh minh gặp buổi êm trời,
Thuyền lan thuận gió đón người du xuân.
Châu Giang một dải kề gần,
Mái chéo tam bản lần lần xa đưa.
Cung đàn bầu rượu túi thơ,
Trước buồm ngư phủ lưng hồ phong quang.
Suối khe trong vắt lồng gương,
Núi phô vẻ gấm hai hàng lô nhô.
Thiên nhiên một bức hoạ đồ,
Đào Nguyên khi trước dễ hồ là đây.
Càng trông phong cảnh càng say,
Non xanh nước biếc cỏ cây tươi màu.
Lạ cho vừa đến Tiên Châu,
Lòng trần ai cũng sạch lầu như không.
Chùa ngoài bước tới chùa trong,
Biết bao cảnh trí non Bồng xinh thay.
Hỏi thăm những gió cùng mây,
Nam thiên đệ nhất động này phải chăng?
Thang mây ai khéo chỉ đàng,
Gót chân du khách nhẹ nhàng lên cao.
Một mình đỉnh núi cheo leo,
Bốn bên sơn thuỷ thu vào mắt ta.
Tiêu dao trong thú yên hà,
Chim kêu vượn hót đều là tri âm.
Chuông trưa mõ sớm rầm rầm,
Tang thương chợt tỉnh khách nằm chiêm bao.
Chùa tiên hương khói ngạt ngào,
Thập phương tử đệ ra vào nam vô.
Núi đâu tên gọi cậu cô,
Võng đâu rủ xuống cửa chùa thướt tha.
Đèo đâu tên gọi xôi gà,
Giếng đâu ai đặt hiệu là Giải Oan.
Thợ trời sao khéo đa đoan,
Xui người trần tục mê man cảnh thiền.
Non xanh kia vẫn là quen,
Rừng Mai khe Yến phỉ nguyền chơi xuân.
Kiếp tu đà biết mấy lần,
Mai sau hoặc có hoá thân chăng là.
Rêu phong vách đá lờ mờ,
Mấy thiên đề vịnh dấu xưa hãy còn.
Vầng trăng soi tỏ đầu non,
Bóng in đáy nước gương tròn long lanh.
Con thuyền xuân thuỷ lênh đênh,
Nhắc chân chợt tưởng như mình cưỡi mây.
Thú đâu bằng cái thú này,
Tranh này ai vẽ được tầy cho chưa?
Hoá công như vẫn đợi chờ,
Mà đưa những khách giang hồ qua chơi.
Mấy phen vật đổi sao dời,
Dấu thiêng vẻ quý muôn đời còn đây.
Non non nước nước mây mây,
Nghìn năm phải lấy chốn này làm hơn.

3/ Hạ Long (Vương Trọng)

Một vùng Biển – Núi giao duyên
Trời sa đáy nước, nước nghiêng chân trời
Thuyền trôi hay kỷ nguyên trôi
Một ta đối diện bao thời xa xưa.

Thơ đề, núi hoá Bài Thơ
Lặng yên đá vẫn nguyên sơ những ngày
Biển nuôi núi, núi nuôi cây
Cây nuôi lá biếc sum vầy Hạ Long.

Cánh buồm ngọn gió vừa dong
Hay là dáng núi dựng trong dáng buồm.
Sợ đêm về biển cô đơn
Một triền cát kéo hoàng hôn, lại chiều
Thuyền câu mấy chiếc phiêu diêu.
Chở bao núi lớn mái chèo nhẹ không!

Nhập mình vào với Hạ Long
Ta thanh thản, ta sáng trong, ta giàu
Lo toan gác lại phía sau
Một ta hội đủ trăm màu thiên nhiên.

Xóm chài bếp lửa ai nhen
Khói lan ấm cả con thuyền đơn côi
Trong chiều lặng lẽ ta ngồi
Góp thêm núi với nước trời Hạ Long.

4/ Tiên cảnh Sapa (Bùi Minh Trí)

Chiều buông sương trắng Sa Pa
Rừng cây thấp thoáng ngân nga suối ngàn
Thiên nhiên nét vẽ không gian
Bồng Lai tiên cảnh như tràn xuống đây

Ai tô thêm nét đắm say
Su su, đào mận hương bay nhẹ nhàng
Mường Hoa thung lũng mơ màng
Tả Phìn ẩn hiện dưới hàng mây tơ

Thông reo Thác Bạc ngẩn ngơ
Lung linh sắc đá Nhà thờ nổi danh,
Nóc nhà cao tận trời xanh
Fansipan một bức tranh diệu kỳ

Núi Hàm Rồng dáng uy nghi
Từ đây nhìn cảnh mê ly cõi trần
Anh nghe giọng hát vang ngân
Người đâu xin thoả một lần ngắm em

5/ Thuyển đầy thiên nhiên (Võ Quê)

Bềnh bồng chợ nổi Cái Bè
Lênh đênh sông nước tôi về Tiền Giang
Giọng em lảnh lót chào hàng
Gọi niềm vui giữa dọc ngang tàu, thuyền
Nụ cười má lúm đưa duyên
Vàm sông gợn sóng hương vườn lung linh
Tìm nhau chợ nổi nên tình
Khách thương hồ gặp bạn mình cố nhân
Tiếng gà âm sắc ngày xuân
Xôn xao cây trái ươm mầm yêu thương
Tôi người núi Ngự sông Hương
Ngẩn ngơ chợ nổi miệt vườn miền Tây
Sông lồng bóng nắng bèo mây
Hồn quê nặng những thuyền đầy thiên nhiên

Kết luận

Tổng hợp thơ về thiên nhiên đều là những bài thơ gần gũi, thân thiết với con người. Mỗi tác giả đều có cái nhìn sâu sắc, tinh tế về thiên nhiên để có thể miêu tả hết vẻ đẹp của tự nhiên.

Admin

Link nội dung: https://rolandroicalculator.eu/tho-hay-ve-thien-nhien-va-con-nguoi-tho-canh-dep-huu-tinh-an-nhien-tu-tai-1734389407-a2216.html