Họ và tên : Cao Phạm Minh Đăng
Lớp : 9/2-12
CẢM NHẬN 3 CÂU CUỐI “ĐỒNG CHÍ”
Câu 2: NLVH Bài làm
Văn chương giống như một cây bút đa màu, nó vẽ lên bức tranh cuộc sống bằng những
gam màu hiện thực. Văn chương không bao giờ tìm đến những chỗ xa hoa mĩ lệ để làm mãn nhãn
người đọc, nó đơn thuần chỉ phát hiện và khai thác vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn mỗi con người.
Qủa đúng như vậy, đến với văn chương là đến với cái đẹp, là đến với những cô gái thanh niên
xung phong trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, là đến với những chiến
sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến
Duật. Nhưng có lẽ hình tượng người nông dân khoác lên mình chiếc áo lính trong bài “Đồng chí”
của Chính Hữu đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc nhất. Đặc biệt, hình ảnh người
lính đứng bên nhau chờ giặc tới hiện lên thật đẹp, thật thiêng liêng mà giản dị. Hơn tất cả, khổ
cuối của bài thơ đã thể hiện rõ điều đó.
Hình tượng người lính trong bối cảnh chiến tranh từ lâu đã đi vào văn học và trở thành
đề tài của biết bao thi phẩm, nổi tiếng.Và Chính Hữu-một nhà thơ tiểu biểu trong lớp thế hệ nhà
thơ thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, cũng đã góp cho mình một bức chân dung như
thế vào kho tàng văn học nước nhà. Đặc biệt, người lính trong thơ hầu hết đều xuất phát từ những
người nông dân. Bằng tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc, họ sẵn sàng từ bỏ gia đình, từ bỏ
ruộng nương mà đi đến nơi chiến trường khắc nghiệt. Trên hết, khổ thơ cuối trong bài thơ “Đồng
chí” của Chính Hữu đã khắc họa rõ nét nhất những vẻ đẹp trong con người các anh.
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”
Khung cảnh thiên nhiên thật khắc nghiệt : rừng hoang sương muối. Chỉ có ai đã từng
trải qua những năm tháng khói lửa, đã từng có những thiếu thốn như các anh với “áo rách vai”,
“quần vá” mới có thể hiểu được cái rét cứa da thịt của đêm sương muối ở rừng. Thế nhưng vẫn ở
cái chốn rừng hoang vu, vẫn ở nơi trần gian mà như địa ngục ấy vẫn có những con người ngày