Download.vn tài liệu Mạch cảm xúc của một số bài thơ lớp 9, cung cấp những kiến thức vô cùng hữu ích.
Nội dung được chúng tôi đăng tải chi tiết ngay sau đây. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung để chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10 sắp tới.
1. Đồng chí
a. Bố cục
- Phần 1: Từ đầu đến “Đồng chí!”: cơ sở của tình đồng chí, đồng đội.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”: biểu hiện của tình đồng chí.
- Phần 3. Còn lại: biểu tượng của tinh thần đồng chí.
b. Mạch cảm xúc
Xuyên suốt bài thơ là tình cảm đồng đội, đồng chí sâu nặng, gắn bó. Đầu tiên, tình đồng chí được bắt nguồn từ cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội. Dòng thơ thứ bảy có cấu trúc đặc biệt: “Đồng chí!” - cảm xúc được dồn lại gây ra ấn tượng sâu sắc. Đến các câu thơ tiếp theo, cảm xúc lại được gợi mở với những biểu hiện của tình đồng đội, đồng chí. Cuối cùng bài thơ khép lại với biểu tượng thiêng liêng của tình đồng đội, đồng chí.
2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
a. Bố cục
- Phần 1: Từ đầu đến “Như sa như ùa vào buồng lái”:tư thế hiên ngang của người lính lái xe.
- Phần 2: Tiếp theo đến “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”: tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn.
- Phần 3. Tiếp theo đến “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”: tình động đội của những người lính.
- Phần 4. Còn lại: lòng yêu nước, quyết tâm chiến đầu vì miền Nam, vì tổ quốc.
b. Mạch cảm xúc
Mạch cảm xúc bài thơ được gợi ra từ hình ảnh những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả đã khắc họa tinh thần lạc quan, tư thế hiên ngang của những người lính lái xe cũng như tình đồng đội gắn bó của họ. Cuối cùng bài thơ khép lại với lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam, vì tổ quốc.
3. Đoàn thuyền đánh cá
a. Bố cục
- Phần 1. Từ đầu đến “Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! ”: khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”: khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
- Phần 3. Còn lại: khung cảnh đoàn thuyền đánh cá lúc trở về.
b. Mạch cảm xúc
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được trình bày theo trình tự thời gian từ khi đoàn thuyền bắt đầu ra khơi (hoàng hôn) cho đến khi đoàn thuyền trở về (bình minh). Toàn bộ tác phẩm mang âm hưởng vui tươi, hạnh phúc trong lao động của thời kì đổi mới.
4. Bếp lửa
a. Bố cục
- Phần 1. Khổ thơ đầu: hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà.
- Phần 2. Từ “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói” đến “Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”: những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà gắn với hình ảnh bếp lửa.
- Phần 3. Tiếp theo đến “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”: suy ngẫm về cuộc đời người bà.
- Phần 4. Còn lại: thực tại cuộc sống của người cháu.
b. Mạch cảm xúc
Mạch cảm xúc của bài thơ xuất phát từ hình ảnh bếp lửa gợi ra những kỉ niệm về những năm tháng sống cùng người bà. Từ những kỉ niệm, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà, bộc lộ tình yêu thương dành cho bà. Mạch cảm xúc theo dòng thời gian từ quá khứ đến hiện tại, từ đó khẳng định tình yêu thương, kính trọng dành cho người bà mãi không thay đổi.
5. Ánh trăng
a. Bố cục
- Phần 1. Ba khổ thơ đầu: hình ảnh vầng trăng trong quá khứ, ở hiện tại.
- Phần 2. Khổ thơ thứ tư: tình huống gặp lại vầng trăng.
- Phần 3. Hai khổ cuối: cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ.
b. Mạch cảm xúc
Bài thơ Ánh trăng được kể lại theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Dòng cảm xúc được bộc lộ theo mạch tự sự trên. Tác giả nhớ về những kỉ niệm thuở xưa khi còn ở làng quê, núi rừng trăng là người bạn tri kỷ. Cho đến khi trở hòa bình trở về thành phố, trăng trở thành người dưng, để rồi cuối cùng dẫn đến cái “giật mình” cuối bài thơ.
6. Mùa xuân nho nhỏ
a. Bố cục
- Phần 1. Khổ thơ đầu: cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
- Phần 2: Tiếp theo đến “Cứ đi lên phía trước”: hình ảnh mùa xuân đất nước.
- Phần 3. Tiếp theo đến “Dù là khi tóc bạc”: những suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước thiên nhiên đất nước.
- Phần 4. Khổ cuối: lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu ca Huế.
b. Mạch cảm xúc
Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Từ mùa xuân của thiên nhiên, đến mùa xuân của đất nước thì tác giả bộc lộ niềm khao khát được cống hiến xây dựng cho đất nước.
7. Sang thu
a. Bố cục
- Phần 1. Khổ thơ đầu: thiên nhiên lúc giao mùa với những tín hiệu của mùa thu.
- Phần 2. Khổ thơ tiếp: thiên nhiên lúc vào thu.
- Phần 3. Khổ còn lại: suy nghĩ về cuộc đời lúc chớm thu.
b. Mạch cảm xúc
Sang thu chính là bức thông điệp của khoảnh khắc giao mùa. Từ những tín hiệu của mùa thu đến khung cảnh thiên nhiên lúc vào thu, tác giả đã có những suy tư sâu sắc về cuộc đời.
8. Nói với con
a. Bố cục
- Phần 1. Từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”: người cha nói với con về tình cảm cội nguồn.
- Phần 2. Còn lại: người cha nói với con về truyền thống cao đẹp của quê hương.
b. Mạch cảm xúc
Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mở rộng ra tình yêu quê hương, đất nước. Từ đó bộc lộ mong muốn của người cha muốn gửi gắm đến đứa con của mình về tương lai của đất nước.
9. Viếng lăng Bác
a. Bố cục
- Phần 1. Khổ thơ thứ nhất: khung cảnh ngoài lăng Bác.
- Phần 2. Khổ thơ thứ hai: hình ảnh đoàn người vào lăng viếng Bác và cảm xúc của nhà thơ.
- Phần 3. Khổ thơ thứ ba: hình ảnh Bác Hồ và cảm xúc của nhà thơ.
- Phần 4. Khổ thơ cuối: cảm xúc và ước nguyện của nhà thơ khi ra về.
b. Mạch cảm xúc
Mạch cảm xúc vận động theo trình tự không gian, thời gian vào lăng viếng Bác. Đầu tiên, trước khi vào lăng bác, tác giả tập trung gợi hình ảnh về quê hương đất nước. Tiếp đến, cảm xúc về dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác, nhà thơ xúc cảm và suy ngẫm về lãnh tụ kính yêu được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Cuối cùng, khi sắp phải trở về miền Nam, tác giả bộc lộ niềm mong ước được mãi mãi ở lại bên lăng Bác.
10. Con cò
a. Bố cục
- Phần 1. Từ đầu đến “ Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân ”: hình ảnh con cò theo lời ru đến với tuổi thơ của con.
- Phần 2. Tiếp theo đến “ Và trong hơi mát câu văn… ”: hình ảnh con cò trong tiềm thức của con.
- Phần 3. Còn lại: hình ảnh con cò là biểu tượng của tình mẹ.
b. Mạch cảm xúc
Mạch cảm xúc được phát triển theo ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò. Mở đầu là hình ảnh con cò trong ca dao theo lời ru của mẹ đi vào tiềm thức trẻ thơ. Sau đó đến hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng cho sự nâng niu chăm chút của mẹ dành cho con suốt cả cuộc đời. Và cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử và ý nghĩa lời ru qua hình ảnh con cò
11. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
a. Bố cục
- Phần 1. Từ đầu đến “ Mai sau con lớn vung chày lún sân ”: lời ru khi mẹ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
- Phần 2. Tiếp theo đến “ Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi ”: lời ru trong lao động sản xuất.
- Phần 3. Còn lại: lời ru trong chiến đấu.
b. Mạch cảm xúc
Mạch cảm xúc được phát triển theo lời ru của người mẹ, trong từng hoàn cảnh khác nhau với những cung bậc khác nhau. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là khúc ru nồng nàn cảm xúc yêu thương của người mẹ dành cho đứa con của mình. Và trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù lao động vất vả hay đối mặt với kẻ thù hiểm nguy thì lời ru con vẫn luôn ngân vang trong tim mẹ.
12. Quê hương
a. Bố cục
- Phần 1. Hai câu đầu: giới thiệu chung về khung cảnh làng quê.
- Phần 2. Từ “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng ” đến “ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”: khung cảnh dân chài bơi thuyền ra biển đánh cá.
- Phần 3.Từ “Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ” đến “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”: khung cảnh con thuyền về bến.
- Phần 4. Bốn câu cuối: nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.
b. Mạch cảm xúc
Nỗi nhớ thương tha thiết quê hương miền Nam và niềm khao khát tổ quốc được thống nhất, trong đó có Quê hương.
13. Ngày xưa
a. Bố cục
- Phần 1. Từ đầu đến “mẹ ơi”: lời ru của người bà
- Phần 2. Tiếp theo đến "chiều chiều": suy nghĩ, tình cảm của người con dành cho mẹ.
- Phần 3. Còn lại: người mẹ bộc lộ nỗi niềm thương xót cho nàng Kiều.
b. Mạch cảm xúc
Nỗi niềm cảm thông, thương xót trước thân phận của nàng Kiều, niềm tự hào về sức sống và tình yêu mãnh liệt của Truyện Kiều trong lòng người dân Việt Nam, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.