1. Gây hứng thú – Giới thiệu bài:
- “Xúm xít”. Cô cho trẻ đứng xung quanh cô.
- Cô cho trẻ cùng hát bài hát “ Cháu yêu bà”
- Các con hát rất hay, cô khen chúng mình nào.
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
+ Vừa rồi các con vừa hát bài hát gì?(Cháu yêu bà)
-> Đó chính là bài hát “Cháu yêu bà”.
+ Bài hát cháu yêu bà nói về điều gì?(Nói về tình cảm của bạn nhỏ dành cho bà)
+ Thế hàng ngày các con đã làm những công việc gì để giúp đỡ bà của mình?
->Cô biết 1 bạn nhỏ, bạn ý rất ngoan, đã biết giúp đỡ bà của mình những công việc vừa sức và để biết bạn nhỏ đó giúp bà những việc gì cô mời các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ “Lấy tăm cho bà”của tác giả Định Hải nhé.
2. Nội dung
*Hoạt động 1: Cô đọc thơ diễn cảm .
- Cô đọc lần 1:Kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (Cô mời 2-3 trẻ phát biểu ý kiến)
+ Bài thơ của tác giả nào? ( Định Hải)
-> Các con vừa nghe cô đọc bài thơ “Lấy tăm cho bà” của tác giả Đình Hải?
-> Bài thơ nói về bạn nhỏ được cô giáo dạy về nhà khi ăn cơm xong biết lấy tăm mời bà nhưng bà đã rụng hết răng nên bạn nhỏ đã đi rót nước để mời bà đấy.
- Bài thơ sẽ hay hơn khi cô đọc kết hợp với hình ảnh minh họa đấy. Cô mời các con về chỗ và hướng lên màn hình nào.
- Cô đọc lần 2 : Cô đọc kết hợp hình ảnh minh họa trên máy chiếu.
->Cô giáo dạy bạn nhỏ khi ăn xong nhớ lấy tăm lấy nước mời bà. Thế các con ở nhà các con đã biết lấy tăm lấy nước mời bà khi bà ăn xong chưa? Các con nhớ phải học tập bạn nhỏ trong bài thơ nhé!
*Hoạt động 2: Đàm thoại, trích dẫn, giảng giải.
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Bài thơ của tác giả nào?
+Trong bài thơ nói đến ai? (bà bạn nhỏ, cô giáo và bạn nhỏ )
+ Cô giáo dạy bạn nhỏ điều gì? (lấy tăm cho bà)
- Điều đó được thể hiện trong câu thơ.
“ Cô giáo dạy cháu về nhà
Ăn xong nhớ lấy cho bà cái tăm”
-> Cô giáo đã dạy các bạn nhỏ rằng sau khi ăn cơm xong phải biết lấy tăm mời ông bà, bố mẹ, đó là tỏ lòng, yêu thương, kính trọng người lớn.
+ Khi mời ông bà bố mẹ các con mời bằng mấy tay? (2 Tay)
-> Khi mời tăm ông bà, bố mẹ và những người lớn tuổi các con phải mời bằng 2 tay. Đó là thể hiện lòng kính trọng, hiếu thảo của các con dành cho người lớn tuổi đấy.
+ Về nhà bạn nhỏ có được lấy tăm cho bà của mình không? (không)
+ Vì sao bạn nhỏ lại không được lấy tăm cho bà? (Vì răng bà rụng)
+ Điều đó được thể hiện trong câu thơ nào? Bạn nào có thể đọc cho cô?
“ Nhưng bà đã rụng hết răng
Cháu không còn được lấy tăm cho bà”
- Câu thơ muốn nói rằng bà đã già rồi, những chiếc răng cũng đã rụng hết nên bạn nhỏ không còn được lấy tăm cho bà nữa.
-> Ngoài việc lấy tăm cho bà, bạn nhỏ còn làm gì cho bà mình nữa?( rót nước cho bà uống)
-> Bạn nhỏ đã bưng nước chè ra mời bà, mùi hương của chè lan tỏa khắp nhà, đó không chỉ là hương thơm của chè mà đó còn là hương vị tình yêu thương của bạn nhỏ dành cho bà của mình đấy các con ạ.
- Điều đó được thể hiện trong câu thơ:
“ Cháu đi rót nước bưng ra
Chè thơm hương tỏa, khắp nhà vui vui”
“ Chè thơm hương tỏa” nghĩa là gì?
->Giải thích từ: “Chè thơm hương tỏa”. Nghĩa là mùi hương thơm bốc ra từ cốc nước chè mà bạn nhỏ bưng ra mời bà uống.
+ Qua bài thơ, các con học tập được gì từ bạn nhỏ? (yêu thương ông bà bố mẹ, giúp đỡ ông bà, bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức…)
*Giáo dục: Bà là người rất yêu quý các con, dành cho các con tất cả tình cảm yêu thương nhất. Vì vậy các con hãy biết chăm sóc bà của mình nhé, biết yêu thương kính trọng ông bà, bố mẹ. Khi ở nhà các con hãy biết chăm sóc, giúp đỡ ông bà làm những công việc nhỏ trong gia đình như: Nhổ tóc sâu, sâu kim, quét nhà, nhặt rau, ăn lấy tăm, lấy nước…
*Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô mời cả lớp đọc 2 - 3 lần từ đầu đến hết bài.
- Thi đua giữa các tổ. (Cô chia lớp ra làm 3 tổ)
- Sau đó cô mời nhóm, cá nhân lên đọc
- Chú ý sửa sai, động viên, khen ngợi trẻ.
- Cả lớp đọc lại bài thơ“Lấy tăm cho bà” bằng cách cho trẻ đọc nối tiếp theo hiệu lệnh tay cô.
3. Kết thúc:
* TC: Thi xem tổ nào nhanh.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, nói cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Phía trên cô có 3 bức tranh vẽ chân dung bà, cô chia lớp làm 3 tổ, nhiệm vụ của các tổ lên chơi sẽ phải chung sức tô màu bức tranh thật đẹp để tặng cho bà của mình nhé!
+ Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào xong trước đội đó chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Trong khi trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ.
- Cô nhận xét tiết học và cho trẻ vừa đọc bài thơ: “Lấy tắm cho bà” vừa đi ra ngoài.