CẢM NHẬN 2 KHỔ ĐẦU TRÀNG GIANG
Là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới, Huy Cận mang dến kho tàng văn
học Việt Nam những tác phẩm hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí. Trong đó phải kể dến bài thơ
“Tràng Giang” được in trong tập Lửa thiêng. Với hai khổ thơ đầu, bức tranh thiên nhiên hùng vĩ
được khắc họa chi tiết với một nỗi u buồn, sự bế tắc của một kiếp người, trôi nổi lênh đênh không
bến đỗ được thể hiện rõ nét.
Mở đầu bài thơ, Huy Cận cho người đọc thấy được những hình ảnh rất đỗi quen thuộc: sóng, con
thuyền, dòng sông để gợi nên cảm xúc:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song”
Tác giả khéo léo sử dụng âm Hán Việt “ang” cho danh từ “tràng giang” gợi một không gian rộng
lớn, rờn ngợp. Đây cũng là một trong những phong cách làm thơ rất nổi bật của Huy Cận. Lúc
này, tâm trạng của nhà thơ trở nên “buồn điệp điệp” – nỗi buồn được cụ thể hóa, được ví như
từng đợt sóng dâng trào gối vào nhau, liên tiếp vào bờ. Nỗi u buồn ấy dường như tồn tại vĩnh cửu,
cứ âm ỉ và dai dẳng mãi trong lòng tác giả. Từ láy “song song” như muốn nói đến hai thế giới, dù
luôn gần gũi ở bên nhau nhưng chẳng bao giờ được gặp nhau.
Thông qua 2 câu thơ, tác giả đã cho chúng ta thấy được sự cô độc, đơn lẻ của con thuyền trên
dòng sông, ẩn dụ cho hình ảnh cô độc của con người trên dòng đời. Huy Cận đã thành công sử
dụng nghệ thuật tương phản đối lập để tạo nên nét cổ kính cho câu thơ. Con thuyền và dòng nước
luôn gắn bó mật thiết với nhau, nhưng qua cách thể hiện của nhà thơ chúng lại có hành động trái
chiều, lạc nhịp gọi cảm giác cách xa, cô đơn,
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Có lẽ Huy Cận là người đầu tiên sử dụng hình ảnh cành củi khô trong lời thơ của mình, một hình
ảnh độc đáo và táo bạo. Tác giả muốn cho mọi người thấy những nét phá cách trong phong trào
thơ mới, khi mà trước đây những vật tầm thường rất ít được cho vào. Hình ảnh củi khô đời
thường với một vẻ đẹp giản dị lại có một giá trị biểu đạt ghê gớm. Huy Cận khéo léo sử dụng
biện pháp nghệ thuật đảo ngữ và chọn lọc những từ đơn để miêu tả sự cô đơn của cảnh củi khô
lênh đênh trong sự vô tận của dòng nước.
Trong khổ thơ thứ 2, tác giả miêu tả cảnh vật cô quạnh, vắng vẻ với không gian mở rộng:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót